Nghị quyết TW 6 khóa XI: Động lực giúp EVN chuyển đổi số toàn diện
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cụ thể hóa Nghị quyết này bằng những chương trình hành động thiết thực, với những mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị.
*Đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Triển khai Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết 20), Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-ĐU ngày 22/9/2017 về “Phát triển khoa học, công nghệ đến 2020, tầm nhìn đến 2030” (Nghị quyết 11); trong đó khẳng định quan điểm: Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển Tập đoàn. Đây là một nội dung cần được ưu tiên đầu tư trước một bước trong các hoạt động của Tập đoàn.Định hướng phát triển và ứng dụng KHCN của Tập đoàn phải từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển KHCN gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển Tập đoàn nhanh và bền vững.Với tinh thần khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quán triệt tới các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trong Tập đoàn đẩy mạnh ứng dụng KHCN, tạo sự đột phá, chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu phát triển, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng, khai thác công nghệ. Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng ban hành Nghị quyết số 312/NQ-HĐTV về Chủ đề năm 2017 “Đẩy mạnh khoa học công nghệ”; thành lập ban chỉ đạo thực hiện do Tổng Giám đốc làm Trưởng ban để theo dõi và đôn đốc thực hiện. Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, các Tổng công ty và các đơn vị được giao thực hiện sẽ lập các đề án/dự án triển khai chi tiết; các ban EVN căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đóng vai trò chủ trì tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ, trong trường hợp cần thiết sẽ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài EVN (các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị cung cấp dịch vụ...). Thực tế các năm qua cho thấy, các kết quả nghiên cứu khoa học đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, góp phần hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thành tựu KHCN được ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực đầu tư xây dựng, sản xuất - kinh doanh và dịch vụ khách hàng của EVN. Nhiều công trình điện trọng điểm được đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần đưa trình độ KHCN ngành điện tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực.Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy EVN, Tập đoàn đã hoàn thành mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 11. Cụ thể: Đến năm 2020, KHCN điện đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN. Nhờ đồng bộ các giải pháp và ứng dụng hiệu quả KHCN, tới hết năm 2019, quy mô hệ thống điện Việt Nam xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á (ASEAN-2), chỉ số tổn thất điện năng đạt ASEAN-3, chỉ số tiếp cận điện năng đạt ASEAN-4…*Chuyển đổi số mạnh và toàn diệnTrước xu thế tác động ngày càng lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi mặt của đời sống xã hội, Đảng ủy EVN đã ban hành Nghị quyết riêng về “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn” với mục tiêu xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các hoạt động từ sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Tập đoàn đã xây dựng và triển khai đề án “Ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn” tới tất cả các đơn vị liên quan. Đảng ủy EVN đã chỉ đạo, lãnh đạo Tập đoàn ứng dụng công nghệ mới trong quản lý vận hành để nâng cao độ tin cậy vận hành và tăng năng suất lao động. Đến nay, đã có hơn 40 Đề án/Dự án/Đề tài/Nhiệm vụ được EVN và các đơn vị triển khai xây dựng và thực hiện. Đơn cử như với lĩnh vực sản xuất điện, các nhà máy thủy điện mới đã ứng dụng công nghệ theo dõi trạng thái vận hành thiết bị theo điều kiện thực tế thiết bị và sửa chữa, bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy (RCM); các nhà máy nhiệt điện đưa Thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến phục vụ vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa…Đối với lĩnh vực truyền tải điện, mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc chuyển 60% trạm biến áp 220 kV và 100% các trạm 110 kV sang mô hình không người trực. Đòng thời, ứng dụng công nghệ GIS giúp tin học hóa việc quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, trang bị và sử dụng thiết bị bay không người lái trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Trong lĩnh vực điều độ hệ thống điện, Tập đoàn đã vận hành hệ thống quản lý dữ liệu vận hành (SCADA/EMS), hệ thống công nghệ thông tin cho vận hành thị trường điện. EVN cũng đã sử dụng hệ thống tự động điều khiển phát điện AGC (Automatic Generation Control), ứng dụng Tự động Điều khiển các nhà máy điện để điều khiển xa các nhà máy điện mặt trời từ trung tâm điều độ của EVN, đảm bảo công khai minh bách và vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện …Bên cạnh đó, từ gần 20 năm trước đây, EVN là một trong những đơn vị tiên phong trên cả nước triển khai văn phòng điện tử (E-Office). Đến nay, 100% các đơn vị của EVN đã sử dụng hệ thống E-Office để giải quyết công việc. EVN cũng đã triển khai ký số các văn bản điện tử trong toàn Tập đoàn với kết quả hiện tại là hầu hết văn bản trong Tập đoàn lưu hành qua hình thức điện tử, ngoại trừ văn bản mật phải quản lý theo quy định.Sau khi triển khai hệ thống văn phòng điện tử E-Office, các báo cáo văn bản giấy của EVN nói chung đã giảm được tới 86%, đem lại hiệu quả cao trong quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, EVN cũng đang từng bước triển khai hệ thống phòng họp không giấy (E- cabinet).
Đặc biệt, trong công tác kinh doanh - dịch vụ khách hàng, ngay từ năm 2013, EVN là đơn vị đầu tiên trong cả nước phát hành hóa đơn điện tử trên quy mô lớn. Việc phát hành hóa đơn điện tử không chỉ hiện đại hóa, thay đổi mạnh mẽ nghiệp vụ kinh doanh của EVN, mà còn góp phần tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và giao dịch điện tử trên mạng giữa EVN và khách hàng. Tới năm 2019, EVN đã hoàn thành đáp ứng điều kiện để cung cấp hợp đồng điện tử. Các giao dịch của khách hàng với EVN, từ khâu yêu cầu dịch vụ đến ký hợp đồng và thanh toán, đều được thực hiện trực tuyến thông qua nền tảng công nghệ thông tin. EVN cũng là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên hoàn thành việc tích hợp, cung cấp tất cả các dịch vụ điện năng ở mức độ 4 cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.Dưới sự lãnh đạo toàn diện, hiệu quả của Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua các Nghị quyết chuyên đề về công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, các Tổng Công ty Điện lực đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại để chăm sóc khách hàng. Tại các trung tâm chăm sóc khách hàng ngành điện không chỉ tiếp nhận yêu cầu, tư vấn qua kênh tổng đài điện thoại, mà còn đa dạng phương thức phục vụ khách hàng qua website, email, webchat, fanpage, App Chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động,… Đặc biệt, EVN đã ứng dụng thành công chatbot - sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tư vấn khách hàng. Việc triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ và đúng hướng đã tạo sức bật lớn cho EVN, tối đa tiện ích dịch vụ cho người sử dụng điện. Nhờ đó, sự hài lòng của khách hàng đối với ngành ngày càng tăng lên. Theo đánh giá sơ bộ của đơn vị tư vấn độc lập, đến nay EVN đã hoàn thành trên 50% công việc theo lộ trình chuyển đổi số. EVN đặt mục tiêu đến 2025, cơ bản hoàn thành chuyển đối số, cơ bản hoàn thiện ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đảng ủy Tập đoàn sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể; tăng cường đoàn kết, phát huy sáng kiến, sáng tạo trong phát triển, ứng dụng KHCN; tiếp tục thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 11.Cụ thể như: Đến năm 2030 hầu hết các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ khách hàng phải đạt trình độ tiên tiến thế giới, đáp ứng được các yêu cầu của một nước công nghiệp. Bên cạnh đó, huy động có hiệu quả các nguồn lực về KHCN để tăng năng suất lao động trong toàn Tập đoàn ở mức hơn 2 lần mức tăng bình quân cả nước.Tập đoàn cũng hình thành đội ngũ cán bộ KHCN điện có trình độ cao, tâm huyết, tận tụy; đồng thời phát triển các tổ chức KHCN, các chuyên gia khoa học điện đầu ngành. Qua đó, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao, cung cấp điện và dịch vụ điện với chất lượng ngày càng tốt hơn tới khách hàng./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng EVN lần thứ III
15:01' - 08/07/2020
Đoàn Thanh niên của EVN và EVNNPT đã tổ chức gắn biển công trình “Giám sát, nghiệm thu và biên soạn quy trình vận hành dự án Lắp máy biến áp 500 kV AT2 mở rộng tại trạm biến áp (TBA) 500 kV Mỹ Tho”.
-
Chuyển động DN
Đảng bộ EVN: Tiếp tục lãnh đạo đảm bảo cung cấp điện phát triển kinh tế - xã hội
11:01' - 06/07/2020
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ EVN đã thực hiện tốt vai trò lãnh đạo đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
-
Công nghệ
EVN áp dụng QR code thanh toán tiền điện
07:34' - 02/07/2020
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Tập đoàn đã làm việc với các ngân hàng, tổ chức trung gian để thống nhất các giải pháp triển khai QR code vào thanh toán điện tử trong thời gian tới.
-
Doanh nghiệp
EVN thêm 2 bước trong quy trình ghi chỉ số và lập hoá đơn tiền điện
10:22' - 30/06/2020
Để hạn chế sai sót trong việc ghi chỉ số điện, EVN đã bổ sung quy định việc thiết lập các ngưỡng kiểm soát trong quy trình xác nhận số liệu, lập hoá đơn tiền điện và dịch vụ khách hàng.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT truyền tải an toàn sản lượng điện 884 tỷ kWh
20:55' - 28/06/2020
Trong 5 năm qua, EVNNPT đã truyền tải an toàn sản lượng điện 884 tỷ kWh, tăng bình quân 9,02%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Moody's hạ mạnh bậc tín nhiệm của Nissan
19:24' - 21/02/2025
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa hạ bậc tín nhiệm của hãng xe Nissan xuống mức không đáng đầu tư.
-
Doanh nghiệp
Hai nền tảng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á muốn “về chung nhà”
17:41' - 21/02/2025
Hai nền tảng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á là Grab và GoTo được cho là đã tiến hành các cuộc đàm phán sáp nhập trong thời gian gần đây.
-
Doanh nghiệp
Ngành dược phẩm lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
09:06' - 21/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố xem xét áp thuế 25% đối với ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm từ tháng Tư tới.
-
Doanh nghiệp
Siết chặt kỷ luật vận hành, đảm bảo truyền tải điện an toàn, ổn định
08:14' - 21/02/2025
PTC3 cần tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào quản lý vận hành đường dây; triển khai ứng dụng công nghệ trong việc kiểm tra trạm biến áp bằng UAV và trí tuệ nhân tạo để các đơn vị khác áp dụng.
-
Doanh nghiệp
Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá
07:43' - 21/02/2025
“Gã khổng lồ” công nghệ Microsoft ngày 19/2 đã công bố một sản phẩm chip máy tính mới, được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều lĩnh vực, từ chống ô nhiễm đến phát triển tân dược.
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
16:36' - 20/02/2025
Nền kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% thuế, hơn 60% GDP, hơn 70% thành quả đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, tạo hơn 80% việc làm ở thành thị.
-
Doanh nghiệp
Gucci đã đăng ký thương hiệu tại Nga
09:12' - 20/02/2025
Công ty Gucci có trụ sở tại Florence, Italy, đã đăng ký thành công nhãn hiệu Gucci với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nga Rospatent để bán nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm quần áo và phụ kiện.
-
Doanh nghiệp
Đồng yen yếu - Lực đẩy cho các doanh nghiệp Nhật Bản
21:32' - 19/02/2025
Tổng lợi nhuận ròng của các ngành sản xuất tăng 3%. Đồng yen đã từng mạnh ở mức 139 yen đổi 1 USD vào tháng 9/2024. Kể từ đó, đồng yen có xu hướng yếu đi, dẫn đến lợi nhuận của các nhà sản xuất tăng.
-
Doanh nghiệp
Khẳng định vị thế Top 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường
16:15' - 19/02/2025
Đó là mục tiêu Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BIC) đặt ra trong kế hoạch kinh doanh năm 2025 hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập BIC.