Nghịch lý thiếu hụt nguồn nhân lực tại Malaysia
Aditya Akasha, 27 tuổi, người Malaysia, đã có 8 tháng làm công nhân xây dựng trước khi nghỉ việc. Anh Ram Singh, 25 tuổi, đã bỏ công việc thanh tra giám sát chất lượng 4 tháng sau khi gia nhập lĩnh vực sản xuất. Cả hai người đàn ông đều rời bỏ công việc mặc dù người sử dụng lao động trong các lĩnh vực quan trọng này đang cần tuyển gấp công nhân sau khi nhiều hoạt động kinh tế được phép hoạt động trở lại.
Chủ nhà máy dệt Wan Imran Alim cho biết ông đã rất vất vả để giữ chân công nhân địa phương nhưng "không có cơ may". Trao đổi với The Straits Times ông nói: “Họ đến rồi đi và dường như không có đủ nghiêm túc để duy trì công việc mặc dù đại dịch COVID-19 khiến hàng nghìn người thất nghiệp”.Gần đây, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Malaysia Low Kian Chuan cho biết, lý do chủ yếu gây ra sự thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực quan trọng là giấy phép lao động cho lao động nước ngoài hết hạn và các lệnh "mở và đóng cửa" luân phiên được ban hành trong thời gian đại dịch. Ông nói thêm rằng số lượng lao động nhập cư hiện là 1,1 triệu người - giảm 800.000 người so với mức 1,9 triệu người vào năm 2018, để lại sự thiếu hụt đáng kể trong lực lượng lao động.Vào tháng 6/2020, Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực M. Saravanan đã thông báo về việc ngừng tuyển dụng lao động nước ngoài mới cho đến cuối năm 2020, nhằm mục đích giảm số lượng lao động nước ngoài cũng như ưu tiên cho người dân địa phương trong việc đảm bảo việc làm. Việc “đóng băng” sau đó đã được kéo dài đến cuối năm nay.Theo Cục Thống kê Malaysia, mặc dù nhiều việc làm trong các lĩnh vực thiết yếu đang thiếu, song tỷ lệ thất nghiệp chung của Malaysia là 4,6% - giảm đáng kể so với mức cao nhất là 5,3% vào tháng 5/2020. Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục giảm con số này xuống 4% vào năm tới.Cũng theo Cục Thống kê, chính phủ dự kiến sẽ phân bổ 4,8 tỷ ringgit (1,2 tỷ USD) trong Ngân sách 2022 để cung cấp 600.000 cơ hội việc làm theo Sáng kiến đảm bảo việc làm. Mặc dù việc tạo việc làm cho người dân địa phương được hoan nghênh, nhưng một số chuyên gia cho rằng hiện tại có nhiều lĩnh vực tại Malaysia phải dựa vào lao động nước ngoài để thực hiện "công việc 3D" (công việc được coi là nhiều khó khăn và nguy hiểm).Trao đổi với The Straits Times, Chủ tịch Liên đoàn Người sử dụng lao động Malaysia (MEF) Syed Hussain Syed Husman cho biết, trong khi MEF ủng hộ nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định như trồng trọt và xây dựng, chính phủ nên giải quyết vấn đề phức tạp này ở cấp độ rộng hơn vì nhiều lĩnh vực khác cũng phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Ông cho biết, chính phủ nên xem xét lại chính sách khi kéo dài thời gian ngừng tuyển dụng lao động nước ngoài cho đến ngày 31/12 tới.Ông Hussain cho biết, giống như ở Singapore, người bản địa Malaysia thường không chọn công việc 3D, do vậy có nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Ông cho biết thêm rằng "những công việc phổ thông trong các hoạt động sản xuất và nhà hàng không hấp dẫn người dân địa phương mặc dù mức lương khá tốt. Điều này chủ yếu liên quan đến đến địa vị xã hội và môi trường làm việc của những loại công việc này".Tuy nhiên, anh Aditya không đồng ý với ý kiến trên. Đến từ Selayang, một thị trấn ở bang Selangor, anh cho biết anh sẵn sàng nhận bất kỳ công việc 3D nào miễn là công việc đó ổn định, nhưng để giữ chân một nhân viên thì cần nhiều yếu tố hơn mức lương cao.Trao đổi với The Straits Times, anh Aditya nói: "Tôi đã bị nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc nhưng thay vì nhận được viện trợ, chủ cũ của tôi đã cắt thu nhập của tôi 300 ringgit (khoảng 1.600.000 VND). Tôi không ngại việc lao động nặng nhọc, vì những người đi xin việc như tôi không có quyền lựa chọn. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục làm việc nếu thấy được đối xử công bằng”. Hiện anh đã nhận công việc nhân viên an ninh ở Selangor.Tương tự như vậy, anh Singh, hiện đang làm phục vụ tại một nhà hàng ở Taiping, bang Perak, cho biết: "Đó không chỉ là địa vị xã hội. Đối với tôi, đó chủ yếu là cách các đồng nghiệp đối xử với nhau. Chúng tôi biết công việc 3D không phải là loại công việc ‘hào nhoáng’ gì, song một số người sử dụng lao động cho rằng việc đối xử thô bạo với công nhân của họ là điều hoàn toàn bình thường”.Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại Malaysia Mohd Effendy Abdul Ghani cho rằng, không có lý do gì khiến người Malaysia ngần ngại tham gia các lĩnh vực quan trọng nếu họ được trả lương công bằng và có môi trường làm việc thuận lợi.Ông Mohd Effendy Abdul Ghani cho biết: "Tôi không đồng ý khi mọi người cho rằng người Malaysia kén chọn công việc. Tôi không phủ nhận có một số ngành thực sự cần lao động nhập cư, nhưng cũng có nhiều ngành nghề có thể tuyển dụng lao động địa phương. Tuy nhiên, nếu môi trường làm việc không thuận lợi và họ phải tồn tại với mức lương tối thiểu từ 1.200 đến 1.500 ringgit trong 10 năm tới... thì điều đó không công bằng, đặc biệt là khi nhiều người có thừa tiêu chuẩn cho công việc này"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ba điều rút ra từ Dự toán Ngân sách năm 2022 của Malaysia
20:00' - 02/11/2021
Dự toán ngân sách đầu tiên của Chính phủ Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob bao gồm nhiều đề xuất để khởi động nền kinh tế cũng như hỗ trợ sinh kế cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Malaysia nỗ lực trở thành trung tâm sản xuất vaccine
09:10' - 02/11/2021
Việc nghiên cứu phát triển và sản xuất vaccine đòi hỏi đầu tư cao, nhưng lại có tiềm năng mang lại lợi nhuận lâu dài cho Malaysia thông qua tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
-
Tài chính
Malaysia dự chi ngân sách kỷ lục để tăng tốc phục hồi sau đại dịch COVID-19
12:35' - 30/10/2021
Chính phủ Malaysia đã đưa ra mức chi ngân sách kỷ lục trong năm 2022, tập trung vào ba trụ cột tăng cường phục phục hồi, xây dựng khả năng phục hồi và kích thích tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.