Nghiên cứu cơ chế đầu tư dự án BOT theo hướng đấu thầu, cạnh tranh minh bạch
Tiếp tục chương trình làm việc chiều 14/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
* Quy mô đầu tư phải tính đến hiệu quả Qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với sự cần thiết đầu tư Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (dự án); nhìn nhận đây là cú hích, tạo động lực mới cho tăng trưởng.Tuy nhiên các ý kiến cũng đề nghị với một dự án lớn như vậy, cần có tầm nhìn dài hạn, giải phóng mặt bằng với quy mô hoàn chỉnh một lần, cắm mốc lộ giới để ổn định cuộc sống cho người dân và đặc biệt không để tình trạng đầu tư xong nhưng sử dụng không hết công suất, gây lãng phí lớn.
Các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết đầu tư dự án vì cho rằng dự án hoàn thành góp phần thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị xã hội; kết nối các vùng kinh tế trọng điểm; nâng cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng. Về quy mô đầu tư, nhiều ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ theo phân kì đầu tư có quy mô 4 làn xe.Song cũng có ý kiến đề nghị với một số dự án cao tốc đi qua cửa ngõ lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng thì cần nghiên cứu từ 8 đến 10 làn xe. Một số đại biểu khác lại cho rằng cần tính toán giải phóng mặt bằng toàn tuyến theo quy mô từ 8 đến 10 làn xe để bảo đảm tầm nhìn dài hạn và hiệu quả đầu tư trong tương lai.
Nhấn mạnh quy mô đầu tư phải tính đến hiệu quả, phải có tầm nhìn dài hạn, không để tình trạng đầu tư xong lại không có xe đi, hoặc không sử dụng hết công suất gây lãng phí, hoặc đầu tư để hiệu quả ngay nhưng lại sớm quá tải, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị Chính phủ phải quan tâm đến giải phóng mặt bằng với quy mô hoàn chỉnh một lần, cắm mốc lộ giới để ổn định cuộc sống, hạn chế những chi phí đền bù trong thời gian tiếp theo. *Cạnh tranh minh bạch Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến tại phiên thảo luận là trong 11 dự án thành phần có tới 8 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT).Trong khi đó, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua cho thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Do đó, các ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ trình Quốc hội biện pháp khắc phục những hạn chế đã chỉ ra.
Các biện pháp cần bảo đảm rõ tiêu chí để lựa chọn dự án BOT, tiêu chí đánh giá năng lực và lựa chọn nhà đầu tư; quy định chặt chẽ để bảo đảm nhà đầu tư thực góp vốn; đồng thời BOT chỉ áp dụng đối với những tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân.
Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), cả 8 dự án triển khai theo hình thức hợp đồng BOT đều trộn lẫn ngân sách và phần thu phí trong chi phí xây dựng, trong khi chưa đánh giá hợp lý khả năng thu phí hoàn vốn, chưa có tiêu chí để xác định ngân sách sẽ đầu tư đoạn đường nào, phần nào của dự án.Đại biểu nêu thực tế, nhiều dự án có thể thu hồi toàn bộ vốn trong thời gian ít hơn rất nhiều so với vòng đời trung bình của dự án BOT là 24 năm nhưng vẫn dự kiến bố trí ngân sách là không hợp lý. Đại biểu Hoàng Quang Hàm đề nghị Chính phủ rà soát đánh giá và xác định các dự án có thể thu phí toàn bộ để hoàn vốn, làm cơ sở bố trí kinh phí ngân sách, minh bạch giữa ngân sách và thu phí.
Theo đó các dự án khó thu phí thì đầu tư toàn bộ bằng trái phiếu; các dự án BOT thì ngân sách chỉ hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí lập thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, công tác đầu thầu quyết toán. Chi phí xây dựng, nhà đầu tư bỏ vốn toàn bộ, sau đó tổ chức thu hồi thu phí hoàn vốn.
Nhìn nhận hiện tại yêu cầu phát triển giao thông rất lớn nên BOT là hình thức đầu tư phù hợp nhằm giảm áp lực nợ công, tiết kiệm chi phí vận hành khai thác, song đa số đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu cơ chế đầu tư dự án BOT theo hướng đấu thầu rộng rãi, cạnh tranh minh bạch.Đại biểu Đỗ Trọng Hưng (Thanh Hóa) nêu ý kiến: cần thực hiện đấu thầu rộng rãi, không thực hiện chỉ định thầu như một số dự án BOT trong thời gian qua. Quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư ngay từ đầu, quản lý chặt chẽ giá thành, giá hợp đồng, không để như ở một số dự án vừa qua, khi thanh tra, kiểm toán công trình thì tổng mức đầu tư, thời gian thu phí giảm nhiều so với hợp đồng ban đầu, tạo hoài nghi có lợi ích nhóm trong thực hiện các dự án BOT.
Giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: Những đoạn đường lựa chọn đầu tư thực sự là những đoạn rất cấp thiết, nếu không xây dựng thì trong vài năm nữa sẽ ách tắc nghiêm trọng.Với 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, Bộ trưởng khẳng định đã nhìn thấy rõ những hạn chế của hình thức đầu tư này trong thời gian qua và cho biết sẽ khắc phục bằng cách đấu thầu toàn bộ các dự án một cách công khai, minh bạch; kiểm tra, quyết toán kịp thời để xác định các dự án./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị sớm triển khai thu phí BOT dự án Thái Nguyên – Chợ Mới
16:53' - 13/11/2017
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên có văn bản chính thức gửi Bộ Giao thông Vận tải về phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng cục Đường bộ kiến nghị giảm phí đối với trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp
11:19' - 11/11/2017
Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải giao các cơ quan chuyên môn của Bộ điều chỉnh phương án tài chính, điều chỉnh hợp đồng dự án phù hợp.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giao thông Vận tải xử lý bất cập các dự án BOT
15:40' - 10/11/2017
Hiện nay việc rà soát, xử lý các bất cập của các dự án BOT và sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang được Bộ Giao thông Vận tải xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ đề xuất giảm phí qua trạm BOT Bình Định
19:03' - 06/11/2017
Dự kiến, từ ngày 1/12 tới đây, các loại phương tiện khi lưu thông qua trạm BOT Bình Định sẽ được giảm phí từ 3-29%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Giá thuê nhà, vật liệu xây dựng tăng, CPI tháng 3 nhích nhẹ
16:58'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 tại Hà Nội đã có sự điều chỉnh nhẹ, tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 0,98% so với tháng 12/2024 và tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái tăng 45%
16:08'
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 đạt hơn 1.312 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
15:49'
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
14:08'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).