Người chăn nuôi Đồng Nai tự đưa thịt lợn đến tay người tiêu dùng
Giá lợn xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua khiến mỗi con lợn bán ra người chăn nuôi tại Đồng Nai chịu lỗ khoảng 1,3 triệu đồng.
Để giảm tổn thất, tự cứu mình, từ giữa tháng 3/2017 đến nay, nhiều chủ trang trại tại đây đã trực tiếp đưa lợn của gia đình đi giết mổ, sau đó trực tiếp bán thịt đến tay người tiêu dùng. Cách làm này giúp người chăn nuôi giảm thiệt hại, người tiêu dùng mua được thịt lợn với giá rẻ hơn thị trường.
Khoảng 10 ngày qua, tại các con đường gần chợ, nơi tập trung đông công nhân ở xã Bắc Sơn, Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện ngày một nhiều những điểm bán thịt lợn.Trên một đoạn đường dài khoảng 500 mét ở ấp Thanh Hóa (xã Hố Nai 3) trước đây chỉ có một điểm bán thịt lợn thì nay đã có 5 điểm. Các quầy hàng này được đặt ngay bên lề đường, nhiều điểm còn ghi những dòng chữ: “Lợn nhà mới mổ, giá rẻ”.
Bà Trịnh Thị Phương (một người bán thịt ở ấp Thanh Hóa), cho biết:"Nhà tôi có 100 con lợn thịt đang đang đến kỳ xuất bán nhưng thương lái chỉ mua lợn hơi với giá 25.000 đồng/kg. Trong khi đó, để nuôi một con lợn đạt trọng lượng 100 kg, người nuôi phải bỏ chi phí khoảng 3,7 triệu đồng (con giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc), với giá trên, mỗi con lợn tôi chịu lỗ khoảng 1,2 triệu đồng. Đầu tháng 4, tôi xuất bán 70 con lợn, lỗ gần 100 triệu đồng, giờ trong chuồng còn mấy chục con, gia đình quyết định tự đưa đi giết mổ rồi đem bán".
Theo tính toán của bà Phương, chi phí giết mổ mỗi con lợn hiện nay là 60.000 đồng; 100kg lợn hơi cho ra gần 70 kg thịt thành phẩm. Từ ngày 20/4 đến nay, mỗi ngày bà giết mổ 1 con lợn đưa đi bán, sau khi trừ chi phí, một con lợn bán được trên 5 triệu đồng – cao gấp đôi so với bán lợn hơi. Bà Phương cho biết: “Thịt lợn của gia đình không qua khâu trung gian nên giá khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg (rẻ hơn từ 20.000 – 30.000đồng/kg so với thị trường), người lao động mua rất đông, hôm nào cũng bán hết 1 con. Khi đưa vào lò mổ, lợn của gia đình được ngành thú y kiểm tra, kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợi nhuận từ bán thịt thành phẩm cao song đây chỉ là giải pháp tình thế, tôi mong giá lợn sớm ổn định để tiếp tục chăn nuôi”. Từ đầu năm 2017 đến nay, mỗi tháng gia đình ông Nguyễn Minh Thành (ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn) xuất bán khoảng 50 con lợn, mỗi đợt bán lợn ông lỗ khoảng 60 triệu đồng.Sau 4 tháng, ông mất trắng hơn 200 triệu đồng. Do thua lỗ quá nặng, giá lợn không có dấu hiệu phục hồi nên ông Thành phải giảm đàn, đến nay trại của ông chỉ còn 40 con lợn thịt trọng lượng trên dưới 100kg.
Ông Thành bộc bạch: “Để cứu mình, vợ chồng tôi đã liên hệ với các gia đình ở địa phương, bán lợn cho các hộ có nhu cầu sử dụng vào việc riêng. Từ giữa tháng 4, gia đình quyết định tự đưa lợn đi giết mổ, trực tiếp bán thịt thành phẩm. Sức tiêu thụ thịt lợn trên thị trường vẫn rất lớn, mỗi ngày tôi bán hết 2 con, dù bán với giá rẻ hơn thị trường khoảng 25.000 đồng/kg nhưng mỗi con lợn tôi vẫn thu lãi hơn 2 triệu đồng”. Theo ông Thành, điều mà người chăn nuôi băn khoăn là tại sao giá lợn hơi giảm nhưng thịt ở chợ vẫn duy trì như trước đây.Thị trường đang bị thả nổi, khập khiểng; giá lợn hơi thấp thì toàn bộ người dân phải hưởng lợi, mua được thịt rẻ, song do cơ chế thị trường bị bóp méo nên điều này không xảy ra. Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm tạo ra cơ chế thị trường lành mạnh.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, mới đây, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai phối hợp cùng ngành chức năng khảo sát tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn Đồng Nai. Kết quả cho thấy, có hàng loạt trang trại bị thua lỗ nặng nề, người chăn nuôi phá sản, không còn vốn để tái đàn. Nhằm khắc phục khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chọn giải pháp đem lợn đi giết mổ (hoặc tự giết mổ) sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều này giúp người chăn nuôi bán lợn với giá cao, giảm thiệt hại; người tiêu dùng được mua thịt với giá thấp.Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế của hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với các trang trại quy mô lợn, việc tự đưa thịt lợn đến tay người tiêu dùng là điều không khả thi.
Việc người dân chăn nuôi tự chuyển mình nhằm ứng phó với thị trường là đáng hoan nghênh, song để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chính quyền các cấp cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng giết mổ không đảm bảo vệ sinh môi trường. Về lâu dài, ngành chức năng cần sớm đưa ra giải pháp giúp tiêu thụ thịt lợn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
“Giải cứu” thịt lợn: Các siêu thị vào cuộc
17:20' - 25/04/2017
Một số siêu thị, bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện đang thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm đẩy mạnh sức tiêu thụ cho mặt hàng này.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp: Nhiều hộ nuôi lợn "treo chuồng" vì giá giảm
16:59' - 25/04/2017
Giá lợn giảm sâu trong thời gian dài đã khiến người nuôi khốn đốn; trong đó, có 30% hộ nuôi lợn tại Đồng Tháp rơi vào hoàn cảnh phải treo chuồng.
-
Chuyển động DN
Hoà Phát hướng tới cung cấp lợn thịt chất lượng cao và trứng gà sạch
18:13' - 23/04/2017
Tập đoàn Hoà Phát cho biết, Tập đoàn đang đầu tư cung cấp lợn giống bố mẹ, lợn giống thương phẩm, lợn thịt chất lượng cao, trứng gà sạch cho thị trường từ năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
“Giải cứu” ngành chăn nuôi lợn: Đâu là giải pháp căn cơ?
08:58' - 22/04/2017
Tại “thủ phủ” nuôi lợn của cả nước, nhiều hộ chăn nuôi lợn Đồng Nai đang trong tình cảnh hết sức khốn đốn, “tiến” không được mà “lui” cũng không xong.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá lợn hơi chưa có dấu hiệu phục hồi
17:36' - 20/04/2017
Từ đầu năm, giá lợn hơi liên tục xuống, tại Thanh Hóa có nơi chỉ còn 24.000 đồng/kg. Theo đánh giá, đây là đợt xuống giá thấp nhất và lâu nhất từ trước đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.
-
Hàng hoá
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống
07:42' - 21/11/2024
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gây áp lực lên giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu đứng vững giữa loạt yếu tố trái chiều
15:31' - 20/11/2024
Giá dầu duy trì ổn định trong phiên thứ hai liên tiếp vào chiều 20/11, khi có lo ngại về leo thang căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga.