Người dân Cần Thơ liều mình sống cùng sạt lở
Kể từ khi sạt lở ở khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ nhấn chìm hàng chục căn nhà xuống sông đến nay đã hơn
ba tháng. Sau khi mất nhà, ngoài một số hộ ở nhờ nhà người quen thì vẫn có những gia đình liều mình bám trụ tại các ngôi nhà đã bị sạt vào tới cửa. Gần một tháng nay, ông Trương Văn Miên (71 tuổi) cùng gia đình bốn người đã về sinh sống tại ngôi nhà ở ngay bến đò Rạch Vàm thuộc khu vực Thới Lợi, phường Thới An. Đây là ngôi nhà mà cách đây ba tháng gia đình ông đã dọn đi khi sạt lở xảy ra.Phía trước nhà của ông Miên bây giờ là hàng trăm bao cát được người dân dùng để gia cố tạm trong khi chờ dự án kè chống sạt lở được khởi công. Từ khi nơi này bị sạt lở, điện, nước đã bị cắt. Khi quay về, ông Miên và những người khác phải dùng điện nhờ của những nhà nằm phía trong để sử dụng. “Lúc sạt lở xảy ra, cả nhà tôi dọn đi ở nhờ gần hai tháng. Sau đó thấy đất không sụp nữa nên quay về. Mặc dù cũng lo lắng nhưng chắc không đến nỗi nào đâu. Lâu rồi tôi cũng không thấy sạt lở gì nữa", ông Miên cho biết.
Cạnh nhà ông Miên là nhà ông Nguyễn Chí Đức, một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất do sạt lở. Căn phòng khách rộng khoảng 15m2 của ngôi nhà được vợ chồng ông Đức tận dụng làm nơi sản xuất.Cơ sở may của gia đình này có gián đoạn một thời gian khi sạt lở xảy ra vào cuối tháng Năm vừa qua nhưng sau đó đã hoạt động trở lại. Những chiếc máy may cùng hàng đống vải vóc, quần áo được đặt kín cả lối đi. Phía ngoài, sạt lở đã ăn vào sát hành lang căn nhà.
Tận mắt thấy ngôi nhà của mình bị nhấn chìm xuống sông cùng nhiều tài sản, đến bây giờ ông Đức vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại thời điểm đó. Trò chuyện với phóng viên, ông thừa nhận gia đình chỉ dám ở đây vào ban ngày còn buổi tối thì đến ngủ ở nhà người quen. Mặc dù đã được chính quyền địa phương vận động di dời đi nơi khác để đảm bảo an toàn nhưng gia đình vẫn muốn sống tại nơi đã ở hàng chục năm qua. Khi phóng viên đề cập đến những trường hợp còn bám trụ lại khu vực sạt lở, ông Nguyễn Quí Ninh - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết, ngày 28/8, đoàn kiểm tra của thành phố phối hợp quận Ô Môn kiểm tra và không phát hiện người dân sinh sống trên tuyến này.Theo ông Ninh, những hộ dân này sống ở phía trong và có lui tới các căn nhà bị sạt lở chứ không ở trong những căn nhà này.
Cũng theo ông Nguyễn Quí Ninh, khi xảy ra sạt lở, chính quyền địa phương và Ban đã hỗ trợ ban đầu cho những hộ dân bị ảnh hưởng với tổng số tiền gần 460 triệu đồng trích từ Quỹ phòng chống thiên tai của thành phố. Cùng với đó, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn và chính quyền địa phương đã làm việc trực tiếp với các hộ dân, hỗ trợ tiền để họ di dời đi nơi khác. Từ đầu năm đến nay Cần Thơ xuất hiện 16 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 586m, làm sạt hoàn toàn 10 căn nhà, 43 căn khác bị ảnh hưởng hoặc sạt một phần gây thiệt hại khoảng 33,6 tỷ đồng.Trước việc sạt lở bờ sông xảy ra ngày càng nghiêm trọng và phức tạp trong những năm gần đây, Cần Thơ đã kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ bố trí vốn cho thành phố xây dựng một số công trình kè chống sạt lở trọng điểm trong giai đoạn 2018 – 2020 như Dự án kè chống sạt lở sông Ô Môn đoạn khu vực Thới Lợi, phường Thới An chiều dài 2.000m, đoạn phường Thới Hòa chiều dài 1.900m với tổng kinh phí dự kiến cho hai đoạn khoảng 456 tỷ đồng.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ cho Cần Thơ 35 tỷ đồng để khắc phục hậu quả sạt lở ở khu vực Thới Lợi. Hiện UBND thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư công trình kè chống sạt lở tại khu vực này với chiều dài 430 m, dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 11 tới.
Ngoài ra, thành phố cũng đang xem xét cấp nền tái định cư cho những hộ thật sự khó khăn, không có đất.
Theo lãnh đạo thành phố Cần Thơ, trong công tác phòng, chống sạt lở, địa phương ưu tiên đặc biệt là đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, sau đó mới là công tác khắc phục hậu quả. Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, ông Đào Anh Dũng cho biết công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn được địa phương xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đối với sạt lở, thành phố đã xác định được những điểm có nguy cơ cao để chủ động di dời tài sản và người dân đến nơi an toàn. Những gia đình bị ảnh hưởng bởi sạt lở ở khu vực Thới Lợi khi được hỏi đều mong muốn dự án bờ kè sớm được hoàn thành, xây dựng lại con đường mới để vẫn có thể sinh sống tại đây. Thành phố Cần Thơ đang nỗ lực để đẩy nhanh dự án này, tuy nhiên việc vẫn còn người dân cố tình ở lại khu vực sạt lở là hết sức nguy hiểm./.>>>Thanh Hóa: Nhiều phòng học bị vùi lấp, học sinh được tạm thời nghỉ học
Tin liên quan
-
Dự báo thời tiết
Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc
11:24' - 30/08/2018
Mực nước trên sông Lục Nam tại Lục Nam, trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương, trên sông Cầu tại Đáp Cầu, trên sông Mã, thượng nguồn sông Cả tiếp tục lên.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng trăm khối đất sạt lở lấp kín mặt đường Quốc lộ 4G
17:21' - 26/08/2018
Vào khoảng trưa 26/8, tại Km 14 + 740 Quốc lộ 4G thuộc địa phận xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, hàng trăm khối đất từ ta luy dương đã sạt xuống lấp kín mặt đường
-
Đời sống
Thông xe các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ qua Thanh Hóa và Nghệ An bị chia cắt do sạt lở
19:57' - 22/08/2018
Các tuyến đường quốc lộ 15, 15C, 16, 47, 217, 217 B và tỉnh lộ thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa; tuyến Quốc lộ 48E thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An và một số tuyến tỉnh lộ thuộc đã cơ bản đã thông xe.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.