Người dân Mỹ ngày càng ủng hộ thương mại tự do khi thương chiến leo thang
Vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chiến tranh thương mại với Trung Quốc, châu Âu và các nước khác, cuộc điều tra của NBC-Wall Street Journal mới công bố mới đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ thương mại tự do trong số người dân Mỹ đang tăng lên.
Gần 2/3 người được hỏi, tương đương 64%, coi thương mại tự do có lợi cho Mỹ, tăng 7% so với kết quả thăm dò hồi năm 2017. Chỉ 27% người được hỏi cho rằng thương mại tự do là bất lợi, bởi nó làm tổn hại đến các ngành công nghiệp chính.
Bên cạnh đó, theo kết quả cuộc thăm dò dư luận do Hill-HarrisX tiến hành, công bố ngày 19/8, đa số cử tri Mỹ lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2020.
Trong đó, 73% số cử tri tham gia thăm dò cho biết họ rất hoặc hơi lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2020. 19% cử tri được hỏi cho biết họ không quan tâm, còn 9% không chắc chắn.
Kết quả cuộc thăm dò cũng cho thấy 55% cử tri đảng Cộng hòa bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái, thấp hơn so với tỷ lệ 84% cử tri đảng Dân chủ, trong khi đó có 79% cử tri độc lập cùng chia sẻ lo ngại trên.
Cuộc thăm dò diễn ra trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng cao sẽ xảy ra suy thoái kinh tế vào năm tới, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Một báo cáo cho thấy 34% nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) cho rằng tình trạng giảm tốc của kinh tế Mỹ hiện nay sẽ chuyển sang suy thoái vào năm 2021.
Con số này tăng so với mức 25% trong cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng Hai. Bên cạnh đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của NABE cũng tỏ ra hoài nghi về triển vọng thành công của vòng đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhằm trấn an dư luận, Tổng thống Trump một mặt đưa ra tuyên bố khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn đang “rất mạnh” và sẽ không xảy ra suy thoái, nhưng mặt khác ông tiếp tục tăng cường sức ép với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm cắt giảm lãi suất và thực hiện các bước khác nhằm kích thích nền kinh tế.
Ông Trump và các cố vấn đã nhiều lần cáo buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) làm xói mòn các chính sách kinh tế. Ngày 18/8, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ (NEC) Larry Kudlow một lần nữa hướng sự chỉ trích vào ngân hàng trung ương, với việc mô tả việc tăng lãi suất trong năm 2017 và 2018 là chính sách “thắt chặt tiền tệ cực kỳ gay gắt”.
Ông Kudlow và Cố vấn thương mại của Tổng thống Mỹ Peter Navarro đã có các cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 18/8 để thảo luận về nền kinh tế và triển vọng thương mại của Trung Quốc sau một tuần đầy biến động trên thị trường tài chính.
Giới đầu tư đã coi việc chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh, khi đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ rơi vào tình trạng đảo ngược lần đầu tiên sau 12 năm, là một dấu hiệu kinh điển của suy thoái kinh tế.
Ông Larry Kudlow đã lên tiếng trấn an các quan ngại rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể chững lại, đồng thời nhấn mạnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc không gây tổn hại tới Mỹ.
Ông Kudlow nói rằng các quan chức thương mại của hai nước sẽ thảo luận trong vòng 10 ngày tới để thúc đẩy các cuộc đàm phán về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại mà hãng Reuters cho là mối nguy cơ tiềm tàng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ông Kudlow nói trên chương trình “Fox News Sunday” rằng mặc dù các cuộc đàm phán hiện bị đình trệ và với mối đe dọa áp thêm thuế cùng các hạn chế thương mại bao phủ nền kinh tế toàn cầu, song nền kinh tế Mỹ vẫn có “phong độ khá tốt”. Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời ông Kudlow cho hay “không có suy thoái phía trước”.
Trên kênh CNN, ông Navarro đã tranh luận về quan điểm cho rằng Mỹ đang chứng kiến đường cong lợi suất đảo ngược, vốn là điềm báo về cuộc suy thoái bởi nó cho thấy cảm nhận của thị trường về tốc độ tăng trưởng giảm sút. Ông nói: “Về mặt kỹ thuật, chúng ta không hề có đường cong lợi suất đảo ngược. Tất cả những gì chúng ta đang có là đường cong lợi suất bằng phẳng”
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung lại sục sôi trong tháng này sau thời kỳ lắng dịu ngắn ngủi. Ông Navarro cho rằng Mỹ vẫn tồn đọng “các vấn đề lớn về cấu trúc” với Trung Quốc, trong khi ông Kudlow hy vọng về sự nối lại” đàm phán thực chất với Bắc Kinh. Ông không đề cập cụ thể đến “các tin tức lạc quan” chưa được công bố trong cuộc điện đàm giữa hai bên./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thương chiến Mỹ-Trung tác động lên người sản xuất rượu vang Colorado
22:27' - 21/08/2019
Việc Mỹ áp thuế lên hàng Trung Quốc từ ngày 1/9 tới sẽ khiến những người sản xuất rượu vang phải trả thêm 800 USD tiền thuế cho mỗi đơn hàng chai thủy tinh từ Trung Quốc.
-
Chuyển động DN
Doanh thu của Alibaba tăng mạnh bất chấp thương chiến Mỹ Trung
14:56' - 16/08/2019
Doanh thu của Alibaba từ tháng 4-6/2019 đã tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 114,9 tỷ NDT (16,7 tỷ USD).
-
DN cần biết
Ngành kinh doanh đồ thể thao của Mỹ bị ảnh hưởng bởi thương chiến
21:01' - 15/08/2019
Giày dép và quần áo thể thao sẽ là những mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt áp thuế thứ tư của Mỹ đối với các sản phẩm "Made in China".
-
Kinh tế Thế giới
Sức đàn hồi của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
05:30' - 15/08/2019
Chuyên mục "Phân tích bình luận" của trang báo điện tử HK01 đăng bài viết nhận định Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa thay đổi tiến trình của cuộc chiến thương mại chỉ sau một đêm.
-
Kinh tế Thế giới
Ifo: Thương chiến Mỹ Trung "phủ mây đen" môi trường kinh tế toàn cầu
13:58' - 13/08/2019
Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo của Đức ngày 12/8 cho biết môi trường kinh tế thế giới đã “bị phủ mây đen” do tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
GCC nếm "vị đắng" thương chiến Mỹ-Trung Quốc
13:47' - 13/08/2019
Các nền kinh tế thành viện Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã bắt đầu chịu những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.