Người dân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét chờ dự án - Bài 2: Thấp thỏm chờ di dời
Mùa mưa đang diễn ra, các hộ dân rất lo lắng và mong từng ngày được chính quyền quan tâm di dời để bảo đảm về tính mạng, tài sản. Tuy nhiên, thiếu nguồn vốn và mặt bằng, các địa phương chưa thể thực hiện di dời.
Cầu được bình an
Tính đến đầu tháng 7/2019, phóng viên ghi nhận tại 4 tỉnh: Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang có hàng nghìn hộ đang nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở, lũ quét cần được di dời khẩn cấp.
Đại diện chính quyền các tỉnh này cho biết đang khó khăn về nguồn vốn tạo mặt bằng, xây dựng hệ thống hạ tầng phụ trợ… để di dân khỏi vùng nguy hiểm lên điểm tái định cư mới.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu Hà Văn Um, năm 2018, tỉnh đã sắp xếp, di chuyển hơn 400 hộ ra khỏi vùng thiên tai. Hiện gần 300 hộ còn nằm trong khu vực có nguy cơ cần theo dõi.
Di chuyển các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn là nhiệm vụ cấp bách của chính quyền địa phương, đặc biệt là trong bối cảnh mùa mưa lũ năm 2019 đang diễn ra phức tạp. Tuy nhiên, địa phương khó khăn về kinh phí, việc di dời một lúc tất cả các hộ trong diện khẩn cấp không dễ dàng.
Theo thống kê của UBND huyện Phong Thổ (Lai Châu), xã Lản Nhì Thàng phải di chuyển 79 hộ ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, trong đó di dân tập trung là 75 hộ, còn 4 hộ di chuyển xen ghép.
Theo kế hoạch, huyện sẽ phải di chuyển xong trước mùa mưa năm 2019. Tuy nhiên, đến tháng 7/2019, UBND huyện mới phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Anh Tẩn Phủ Sang ở bản Hồng Thu Mán, xã Lản Nhì Thàng (huyện Phong Thổ) chia sẻ: Từ năm 2018, bản đã có hiện tượng sạt lở, nhiều ngôi nhà bị nứt.
Mỗi khi có mưa, người dân không dám ở nhưng cũng không biết đi đâu, đành cầu nguyện được bình an. Do kinh tế rất khó khăn, họ không có điều kiện tự di chuyển.
Theo đó, người dân nơi đây rất mong Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ di chuyển họ đến nơi ở mới an toàn càng sớm càng tốt, để ổn định cuộc sống.
Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ Trần Văn Quế cho biết, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, huyện đã xây dựng đề án, đồng thời vận động nhân dân di chuyển ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, huyện gặp khó khăn do thiếu mặt bằng, kinh phí. Bên cạnh đó, nhận thức của một số hộ dân về nguy cơ tiềm ẩn sạt lở còn hạn chế... Đến thời điểm tháng 7/2019, nhiều hộ vẫn chưa di chuyển được.
Thấp thỏm chờ di dời
Nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản cho 31 hộ dân với 138 khẩu ở thôn Nà Đứa, xã Đà Vị, huyện Na Hang (Tuyên Quang) do chịu ảnh hưởng từ nguy cơ sạt lở, Ủy ban nhân dân huyện Na Hang đã lên phương án di dời khẩn cấp.
Tuy nhiên, kinh phí để di dời các hộ dân đến vùng an toàn rất lớn, trong khi nguồn kinh phí của tỉnh chưa thể bố trí được, dự án buộc phải…chờ.
Những lúc trời mưa, nhiều hộ dân phải sang nhà hàng xóm để lánh nạn. Một số hộ khác do hoàn cảnh khó khăn không thể di dời.
Những ngày này, mặc dù biết được nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng do trong nhà có người ốm nặng, gia đình bà Vi Thị Tuyền, thôn Nà Đứa, xã Đà Vị, huyện Na Hang buộc phải bám trụ ở ngôi nhà xiêu vẹo.
Bà Tuyền chia sẻ đã 3 năm nay, ngôi nhà của gia đình bà liên tục xuất hiện những vết nứt, nền nhà nhiều chỗ sụt lún nghiêm trọng.
Mong muốn của bà là được chính quyền, các cơ quan cấp trên hỗ trợ để gia đình sớm chuyển đến nơi ở mới an toàn, ổn định cuộc sống.
Gia đình anh Dương Ngọc Lâm, thôn Nà Đứa, xã Đà Vị, huyện Na Hang hằng đêm vẫn nơm nớp lo sợ khi trời mưa.
Mới trải qua những trận mưa lớn, ngôi nhà sàn của gia đình anh đã có hiện tượng xiêu vẹo, nền nhà xuất hiện nhiều vết nứt lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Anh Dương cho biết, hiện nay, khu vực trong thôn đã xuất hiện nhiều vết nứt dài hàng trăm mét. Đặc biệt, vào mùa mưa, những vết nứt mới lại xuất hiện, rộng 15-20 cm, có nơi sâu đến hơn 1m.
Các vết nứt này đi ngang qua nhà ở của nhiều hộ dân khiến nhà cửa bị xiêu vẹo, người dân nơm nớp lo sợ. Mỗi khi trời mưa kéo dài liên tục, người dân lại dìu dắt nhau đi ở nhờ.
Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Nà Đứa, xã Đà Vị Hoàng Thị Dung cho biết, sau những trận mưa giữa năm 2017, toàn thôn có 31 hộ đều nằm trên cung trượt, sạt, rất nguy hiểm.
Trong khi chờ sự hỗ trợ của cấp trên, thôn và xã đã họp nhiều lần, thống nhất với phương án nếu trời mưa to và kéo dài, các hộ có nguy cơ sạt lở cao sẽ đến ở ghép với hộ thuộc khu vực an toàn trong thôn.
Ông Tô Hưng Khánh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết, trước tình hình sạt lở nghiêm trọng ở thôn Nà Đứa, lãnh đạo huyện Na Hang cùng lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần trực tiếp đến khảo sát thực tế.
Hiện nay, huyện Na Hang đã có phương án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng nguy hiểm với số vốn trên 8 tỉ đồng. Song, phương án chưa được Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện.
Để đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân, trong khi chờ nguồn vốn từ cấp trên, chính quyền huyện Na Hang đã giao các đơn vị liên quan, UBND xã Đà Vị trực tiếp theo dõi, nắm bắt tình hình và khuyến cáo người dân khi có mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất xảy ra cần chủ động nhanh chóng di dời đến khu vực an toàn hơn.
Trở lại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) sau gần một năm cơn lũ dữ xảy ra (20/7/2018), phóng viên được bà Lưu Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã đưa lên khu tái định cư tập trung Noong Mi, nơi bố trí cho hơn 60 hộ dân trong xã di dời lên ở sau đợt lũ.
Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa có đất sản xuất và thiếu nước sinh hoạt, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, địa bàn xã Sơn Lương còn 63 hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng đến nhà cửa và tính mạng cần tiếp tục di dời khỏi vùng nguy hiểm.
“Xã kiến nghị các cấp có thẩm quyền cấp kinh phí, thu hồi mở rộng khu đất tái định cư Nong Mi để có quỹ đất di dời các hộ trên địa bàn nằm trong vùng nguy hiểm sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn kịp thời”, bà Lưu Thị Hồng nói./.
Bài 3: Chủ động ứng phó thiên tai để giảm thiệt hại
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Giang: Sạt lở đất ở Hoàng Su Phì, Xín Mần làm 5 người thương vong
22:20' - 29/07/2019
Tại các xã Hồ Thầu, Bản Luốc, Bản Péo, Nậm Ty đã có nhiều ngôi nhà bị sạt lở. Hậu quả làm 2 người bị thiệt mạng và 3 người khác bị thương.
-
Kinh tế & Xã hội
Sạt lở "nuốt" trọn 2 căn nhà tại kênh Cái Sắn, Cần Thơ
18:44' - 29/07/2019
Ngày 29/7, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực ven kênh Cái Sắn (đoạn cặp tuyến Quốc lộ 80) thuộc ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
-
Dự báo thời tiết
Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại 3 tỉnh miền núi phía bắc
17:12' - 27/07/2019
Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ xảy ra tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn trong ngày 27/7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.