Người phụ nữ Nhật 20 năm gắn bó với nông dân Việt Nam
Ngoài 40 tuổi, chị Ino Mayu đến từ Nhật Bản đã gắn bó gần nửa cuộc đời với Việt Nam. Đi đến nơi nào, chị cũng được mọi người yêu quý vì sự gần gũi và nhiệt tình trong công việc của người phụ nữ Nhật này. Đặc biệt, chị rất am hiểu văn hóa của người Việt Nam, người dân gọi chị với tên tiếng Việt thân mật là “chị May”.
Chị Mayu đến Việt Nam năm 1997 để theo học tại Trung tâm nghiên cứu về Việt Nam và giao lưu văn hóa thuộc khoa Sử, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. “Nói thật, tôi không phải chọn Việt Nam đi du học từ đầu. Nhưng có người khuyên tôi đến Việt Nam mà không phải một nước nào khác. Tôi đã đồng ý đi. Chắc đó là cái duyên”, chị Mayu cười chia sẻ.
Và cái duyên đó đã theo chị suốt 20 năm. Từ năm 2003-2009, chị Mayu làm việc cho tổ chức tình nguyện quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam với những phần việc hỗ trợ, xây dựng các dự án cộng đồng cho các nơi khó khăn ở một số tỉnh. Năm 2009, tổ chức tình nguyện quốc tế Nhật Bản ngưng hoạt động ở Việt Nam nhưng chị Mayu vẫn chưa muốn về lại Nhật Bản. Để được tiếp tục gắn bó với Việt Nam, chị Mayu tự đứng ra thành lập tổ chức Seed to Table (Từ hạt giống đến bàn ăn). Tổ chức Seed to Table do Bộ Ngoại giao Nhật Bản tài trợ với mục đích giúp đỡ nông dân Việt Nam trồng rau hữu cơ và chăn nuôi để cải thiện sinh kế.
Chị Mayu chọn Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng… để hướng dẫn người dân trồng rau hữu cơ và tìm đầu ra cho những sản phẩm “sạch” do chính người dân nơi đây làm ra bằng cách tổ chức hội thảo kết nối với các nhà hàng ở Hà Nội. Sau 3 năm gắn bó với núi rừng và người dân một số tỉnh miền Bắc, giúp người dân nơi đây “sống được” với nông nghiệp bền vững, người phụ nữ xứ hoa anh đào đã "Nam tiến" và chọn Bến Tre làm tỉnh tiếp theo để thực hiện dự án cải thiện sinh kế cho hộ nghèo.
Năm 2012, chị Ino Mayu trực tiếp đưa dự án cải thiện sinh kế cho hộ nghèo đến huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Và nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất vẫn là đối tượng chị hướng đến. Với hình thức tạo nên "ngân hàng" bò và vịt để cho người nông dân vay. Sau một năm, hộ chăn nuôi được giữ lại con bò mẹ và trả lại cho "ngân hàng" con bê con để tiếp tục cho hộ khác vay. Tính đến nay, dự án Seed to Table của chị Mayu đã cho hơn 600 hộ dân ở các xã của huyện Bình Đại vay bò, vịt. Có hộ đã thoát nghèo nhờ vốn từ dự án hỗ trợ để chăn nuôi vịt, bò.
Nhắc đến chị Ino Mayu thì nhiều người thường nghĩ đến mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững. Nhận thấy người nông dân Bến Tre và cán bộ khuyến nông của tỉnh Bến Tre rất tâm đắc với dự án nông nghiệp hữu cơ nên năm 2015, chị Mayu lại triển khai mở rộng dự án ra huyện Ba Tri. Lần này chị tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phương pháp trồng rau hữu cơ.
“Ở Việt Nam, gần 60% dân số làm nông và đa số là quy mô nhỏ. Mình phải quan tâm đến những người khó khăn trong xã hội và nghĩ về cuộc sống của nông thôn và nông dân thì phải bảo vệ môi trường thì mọi thứ được duy trì và bền vững kể cả kinh tế. Vì họ sống nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nếu không bảo vệ môi trường thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ. Vì thế tôi quan tâm đến nông nghiệp thân thiện với môi trường”, chị Mayu chia sẻ.
Năm 2016, chị Mayu đã dời văn phòng làm việc của dự án từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh để có thể đi về với Bến Tre gần hơn. Ban đầu thì chị cùng cán bộ khuyến nông vận động người dân tham gia dự án, sau đó thì đến để hướng dẫn người dân cách trồng rau hữu cơ, cách ủ phân bò, cách bắt sâu mà không dùng thuốc bảo vệ thực vật...
Thỉnh thoảng chị Mayu lại bắt xe đò, xe bus xuống từng hộ dân để kiểm tra quy trình làm rau của người dân hoặc lắng nghe người dân chia sẻ khó khăn quá trình trồng rau. Rồi thì cũng mình chị Mayu lại cất công tìm kiếm các đối tác để quảng bá, giới thiệu rau giúp người dân. Nơi nào có tổ chức buổi chợ về rau hữu cơ hay hội thảo về nông nghiệp hữu cơ chị cũng tham gia để tìm cơ hội đầu ra cho sản phẩm của bà con nông dân.
“Để vận động người dân tham gia dự án và tuân thủ cách làm rau hữu cơ rất khó bởi trước đây người dân đã quen với cách trồng rau bón phân vô cơ, dùng thuốc bảo vệ thực vật rồi. Ban đầu dự án chưa có đầu ra nên các thành viên tham gia cũng băn khoăn, lo lắng. Nhưng khi người dân đã hiểu và tuân thủ cách trồng thì rất dễ. Và giờ đây khi đã có đầu ra ổn định, người dân vững tâm hơn với làm nông nghiệp hữu cơ. Điều này tôi rất vui”, chị Mayu tâm đắc.
Có dịp theo chân chị Mayu đến thăm các gia đình tham gia trồng rau hữu cơ, điều chị luôn khuyên người nông dân trồng rau hữu cơ là phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp trồng rau hữu cơ, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà làm mất uy tín với người tiêu dùng.
Ông Mai Văn Trơn, thị trấn Ba Tri chia sẻ, trước đây khi chị Mayu đến vận động tham gia trồng rau hữu cơ ông rất e ngại vì lâu nay quen trồng rau dùng thuốc bảo vệ thực vật và dùng phân vô cơ rồi. Vì thế để chuyển đổi sang một phương thức trồng mới lạ, chưa có nhiều người theo, ông thấy lo lắng.
“Tuy nhiên khi được tham gia lớp tập huấn trồng rau hữu cơ, tôi đã hiểu và mạnh dạn chuyển đổi. Lúc mới trồng rau, vài tuần chị Mayu lại ghé thăm vườn rau để kiểm tra, hỏi thông tin, xem rau phát triển như thế nào…Chị Mayu rất nhiệt tình chỉ dẫn nên tôi cũng yên tâm”, ông Trơn cho biết.Giờ đây với 500m2 đất, mỗi tháng gia đình ông Trơn cũng thu nhập được 5 triệu đồng từ trồng rau hữu cơ. Đầu ra ổn định, sức khỏe không bị ảnh hưởng. Ông Trơn khẳng định sẽ theo phương pháp trồng rau hữu cơ đến cùng.
Từ vài người nông dân e dè tham gia, giờ đây dự án trồng rau hữu cơ đã trên 200 hộ. “Tất cả là nhờ chị Mayu. Nhờ chị ấy nhiệt tình và nghiêm khắc nên dự án mới thành công như ngày nay”, ông Lê Quang Hay, Trung tâm Khuyến nông huyện Ba Tri chia sẻ.
Đến nay, gần 3 năm dự án cải thiện sinh kế cho hộ nghèo và dự án trồng rau hữu cơ của tổ chức Seed to Table đến với Bến Tre. Cũng ngần đấy thời gian, nhiều người dân Bến Tre đã quen với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản - chuyên gia nông nghiệp hữu cơ trên mỗi chuyến xe bus từ thành phố Bến Tre đi Ba Tri, đi Bình Đại. Nhiều người khi mới tiếp xúc với chị Mayu rất khó nhận ra chị là người Nhật bởi chị nói tiếng Việt rất thạo và cách ăn mặc không khác gì người Việt.
Giờ đây, rau hữu cơ do nông dân Bến Tre sản xuất đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Và chị Mayu cũng không còn phải lo lắng về đầu ra như ngày nào nhưng điều chị lo lắng là liệu người dân có theo đuổi đến cùng với phương pháp trồng rau hữu cơ sau khi dự án kết thúc vào năm 2019 hay không?
“Nếu nông dân Bến Tre còn muốn gắn bó và phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững thì tôi vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ họ”, chị Ino Mayu chia sẻ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi quy định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
20:17' - 03/03/2017
Miễn thuế đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp...
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng nông nghiệp không thấp hơn 2,8%
15:22' - 03/03/2017
Toàn ngành nông nghiệp quyết tâm, bám sát tình hình cụ thể để đưa ngay các giải pháp phát triển sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ngành không thấp hơn 2,8%.
-
Kinh tế & Xã hội
Gỡ "nút thắt" cho khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
19:07' - 24/02/2017
Ngày 24/2, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Tạo đà cho khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên trì đi theo nền nông nghiệp xanh, hữu cơ và bền vững
15:38' - 23/02/2017
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ngành cần cương quyết, kiên trì đi theo nền nông nghiệp xanh, hữu cơ và bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng hiệu quả giao khoán đất trong các công ty lâm nghiệp
12:12'
Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các công ty lâm nghiệp toàn quốc đã thực hiện khoán trên 458.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh Hà Nội được nghỉ mấy ngày dịp 30/4 và 1/5?
11:09'
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5 (tức là từ Thứ Tư đến hết Chủ nhật).
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động rượu vang châu Âu nhiễm chất ô nhiễm “vĩnh cửu”
10:36'
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 23/4 đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trong rượu vang sản xuất tại châu Âu.
-
Kinh tế & Xã hội
Hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn – Nơi ghi dấu chiến công hiển hách
10:34'
Trong con hẻm giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh có một “địa chỉ đỏ” – một chứng tích lịch sử đậm dấu ấn kiên cường, quả cảm của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Phước: Khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án Khu đô thị Ruby City
10:34'
Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (Bình Phước).
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Vượt lên bằng tư duy thích ứng
10:32'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Giữa đất phèn nước mặn trồng nên những mùa vàng
10:03'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười – từ bưng biền hoang hóa thành vựa lúa trù phú
09:58'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Nơi sen mọc giữa lửa đạn, cách mạng nảy mầm từ bùn đất
09:51'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.