Người Việt Nam ở nước ngoài như một sứ giả
Khoảng 4,5 triệu người Việt Nam hiện đang sinh sống, lao động, học tập tại 109 nước và vùng lãnh thổ. Cộng đồng người Việt ngày càng ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nước sở tại, có tiềm lực đáng kể về tri thức và kinh tế.
Bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam đánh giá trong những năm gần đây, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển lớn mạnh cả về số lượng, thành phần, tiềm lực và địa vị xã hội...
Với tinh thần tự tôn dân tộc, bà con đã tích cực tham gia đóng góp với đất nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế.
Với những kết quả nổi bật trong thời gian vừa qua đã tạo thành xu hướng người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư trong nước. Bằng các hình thức như: bà con đưa vốn về đầu tư ở trong nước và tìm kiếm nguồn hàng trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài; tìm kiếm công nghệ nước ngoài đưa về đầu tư sản xuất ở Việt Nam.Với chức năng nhiệm vụ của mình, thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ bà con tiếp tục phát triển đầu tư hiệu quả ở trong nước.
Đến nay đã có 51 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có các dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài.Tại Việt Nam, hiện có khoảng 6.300 doanh nghiệp kiều bào đang hoạt động với 2.000 dự án tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng, xuất khẩu thủy hải sản…
Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã đưa nhiều dự án đầu tư lớn về cho đất nước, là cổ đông chính trong một số ngân hàng như: Techcombank, VPBank…; trong lĩnh vực bất động sản, trung tâm thương mại như: VinGroup, Melinh Plaza…; trong lĩnh vực khách sạn như: Furama; trong lĩnh vực sản xuất như: Eurowindow, Masan, Công ty hóa phẩm Mỹ Lan.
Trong lĩnh vực du lịch như tập đoàn SunGroup, Eden Dalat Resort…; trong chế biến rác thải như Công ty Đa Phước… Các dự án đã góp phần tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Ông Vũ Hồng Nam cho biết chính sách của Nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo thuận lợi cho bà con đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở trong nước.Việt Nam đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài như: Luật quốc tịch sửa đổi 2014 cho phép bà con giữ lại và đăng ký trở lại quốc tịch Việt Nam.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở mới cho phép kiều bào khi nhập cảnh vào Việt Nam được mua nhà và có quyền sử dụng, sở hữu, chuyển đổi như công dân trong nước.
Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi tạo thuận lợi tối đa cho môi trường đầu tư kinh doanh, Luật Hải quan và Luật thuế mới đơn giản hóa thủ tục, tăng cường tính công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu và khuyến khích phát triển.
Gần đây nhất là Nghị định số 82/2015/NĐ-CP cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam được miễn thị thực.
Ông Vũ Hồng Nam khẳng định những lợi thế của doanh nghiệp kiều bào, đó là sự am hiểu sâu thị trường, tiềm năng cung cầu, sự có mặt rộng khắp trên thế giới của mạng lưới doanh nghiệp Việt với vai trò là kênh thông tin hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới, là cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Năm 2015 du lịch Việt Nam đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế
16:25' - 30/12/2015
Một kết quả nữa đáng ghi nhận trong năm 2015 là lượng khách quốc tế đến từ 6 thị trường châu Âu được miễn thị thực đều tăng trưởng, trong đó thị trường Tây Ban Nha và Italy tăng trưởng trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam năm 2015
16:02' - 30/12/2015
Năm 2015, kinh tế Việt Nam diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, tác động tới tình hình kinh tế chung, cũng như an sinh xã hội trong nước. BNEWS/TTXVN điểm lại những sự kiện kinh tế nổi bật như sau:
-
Chuyển động DN
Việt Nam tiếp tục nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may
18:54' - 21/12/2015
Việt Nam luôn nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may, qua đó cũng tạo cơ hội để tăng thêm nguồn thu và nâng cao nguồn dự trữ ngoại tệ cho đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.