Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Động lực đổi mới doanh nghiệp
Đặc biệt, Cuộc vận động đã làm thay đổi rõ rệt từ nhận thức đến hành động của người dân Quảng Bình trong ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng.
Cùng với những chuyển biến tích cực trong nhận thức, lựa chọn tiêu dùng của người dân, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã tạo động lực, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới và phát triển, nỗ lực đầu tư sản xuất sản phầm đảm bảo chất lượng, đa dạng mẫu mã, hình thức hấp dẫn người tiêu dùng.
Các thương nhân, cơ sở kinh doanh cũng đầu tư mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa, tổ chức các chuyến hàng lưu động kèm các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng, nhất là hướng về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi rẻo cao... để đưa hàng Việt đến tận tay người dân.
Qua khảo sát các chợ, siêu thị, quầy bách hóa tổng hợp… trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy, hàng hóa Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, lương thực, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất chiếm 70 - 80%; hàng may mặc chiếm 60 - 70% và hàng thủy hải sản 100%...
Triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ đã góp phần tạo động lực và tiền đề để tỉnh Quảng Bình tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng và được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận. Điển hình như: tinh bột sắn của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh; nấm linh chi, nấm mộc nhỉ của Hợp tác xã Sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh; khoai deo Hải Ninh; cà gai leo, cao lá vằng của Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp ở huyện Bố Trạch; nước mắm ở xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới), xã Đức Trạch (huyện Bố Trạch)...
Một số điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt Nam" như: Siêu thị Coopmart Quảng Bình, điểm bán hàng nông sản Việt của Công ty cổ phần Thực phẩm xanh Đông Dương (Đồng Hới)… đã trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng trong mua sắm hàng Việt.
Ông Lý Minh Đăng - Giám đốc Siêu thị Coopmart Quảng Bình cho biết, hệ thống Coopmart Quảng Bình có hơn 93% là hàng sản xuất tại Việt Nam.
Tại đây, nguồn hàng hóa kinh doanh luôn được kiểm tra, kiểm nghiệm chặt chẽ về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ, tạo được niềm tin vững chắc của khách hàng đối với hàng Việt.
Để kích cầu tiêu dùng và đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân nhất là vùng nông thôn, theo ông Lý Minh Đăng, ngoài phục vụ tại điểm bán chính, siêu thị còn thường xuyên tổ chức các chuyến bán hàng lưu động đến các xã thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm hàng của người dân.
Cùng với đó, siêu thị cũng quan tâm khai thác, kết nối, tiêu thụ sản phẩm do nhân dân tại địa phương sản xuất như: rau An Nông; thịt heo, bò Nguyễn Xuân Vũ; nấm bắc Tiến, Tuấn Linh; dầu lạc Trường Thủy; khoai deo Như Mẫn... và sẽ tiếp tục xúc tiến tiêu thụ sản phẩm do các hộ/cơ sở sản xuất kinh doanh khác tại Quảng Bình.
Hiện nay, trong tiêu dùng của người dân Quảng Bình, hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ trên 80% và trở thành kênh hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân địa phương.
Tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng cũng có sự dịch chuyển rõ nét. Việc lựa chọn hàng Việt Nam đang trở thành xu hướng tiêu dùng của rất nhiều người dân trong tỉnh.
Chị Phương Hiền (ở phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trước đây, gia đình vốn ưa dùng hàng xuất xứ Thái Lan và Nhật Bản nhưng bây giờ nhận thấy hàng Việt Nam mẫu mã đa dạng, bắt mắt, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, không kém cạnh hàng ngoại.
Vì vậy, gia đình dần chuyển sang dùng hàng Việt, nhất là các sản phẩm đặc sản của mỗi vùng miền.
Việc nâng cao ý thức và thay đổi hành vi tiêu dùng của nhân dân đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa.
Thời gian tới, để hàng Việt Nam không “bị nguội” ngay tại sân nhà và niềm tin yêu hàng Việt lan tỏa sâu rộng hơn, ông Trương Văn Hởi - Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Phó Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và xác định đây là việc làm thường xuyên.
Quảng Bình còn triển khai lồng ghép vào các phong trào thi đua khác; gắn cuộc vận động với thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm” để xây dựng sản phẩm đặc trưng của vùng miền và từng địa phương trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ khách du lịch khi đến với tỉnh.
Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng...; cập nhật thông tin các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát huy vai trò chủ động của doanh nghiệp trong sản xuất các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng... Từ đó, củng cố vững chắc lòng tin của người tiêu dùng vào hàng Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu thụ tại nhiều địa phương còn nhiều hạn chế
12:28' - 24/08/2019
Mặc dù đã có nhiều bước tiến khả quan nhưng việc tạo dựng chuỗi liên kết tiêu thụ cho hàng Việt vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự bền vững.
-
Thị trường
Hệ thống siêu thị Co.opmart giảm giá mạnh hơn 30.000 sản phẩm hàng Việt
11:02' - 22/08/2019
Trong ba tuần liên tục từ 22/8 đến 11/9, toàn bộ hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op … sẽ áp dụng giảm giá sâu cho hơn 30.000 sản phẩm hàng Việt trong chương trình “ Tự hào hàng Việt 2019”.
-
Kinh tế & Xã hội
Trao niềm tin cho hàng Việt
17:56' - 20/08/2019
Sau 10 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo sức lan tỏa rộng khắp và nhận được lòng tin của hầu hết người tiêu dùng trên cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Trung Quốc: Chỉ số giá sản xuất hạ nhiệt trong tháng Bảy
06:04'
Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc, chỉ báo đo lường giá xuất xưởng của hàng hóa, đã tăng 4,2% trong tháng Bảy so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Ấn Độ, Thái Lan biến động trái chiều
18:23' - 13/08/2022
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm trong tuần này, do nhu cầu tiêu thụ thấp hơn, trong khi giá gạo nội địa ở nước láng giềng Bangladesh tăng trở lại.
-
Thị trường
Australia xem xét hạn chế xuất khẩu khí đốt để đảm bảo nguồn cung trong nước
14:39' - 13/08/2022
Các bang đông dân nhất của Australia là New South Wales và Victoria đã kêu gọi các nhà sản xuất khí đốt trong nước ưu tiên thị trường nội địa để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu.
-
Thị trường
Đề xuất của Đức về đường ống khí đốt châu Âu được nhiều nước ủng hộ
12:34' - 13/08/2022
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày 12/8 ủng hộ đề xuất của Đức về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối bán đảo Iberia với trung tâm châu Âu.
-
Thị trường
Thái Lan trở thành nước xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới
09:05' - 13/08/2022
Thái Lan đứng đầu danh sách các nước xuất khẩu cao su trong nửa đầu năm nay, với tổng khối lượng hàng xuất khẩu đạt 2,19 triệu tấn có trị giá 70,5 tỷ baht (gần 2 tỷ USD).
-
Thị trường
Thịt mát đang được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng
17:49' - 12/08/2022
Sản phẩm từ công nghệ thịt mát đang ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng bởi chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu giết mổ, sơ chế đến khâu đóng gói, bảo quản.
-
Thị trường
Thêm 2 tàu chở ngũ cốc rời Ukraine
15:43' - 12/08/2022
Ngày 12/8, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay có thêm 2 tàu chở ngũ cốc đã rời các cảng của Ukraine.
-
Thị trường
Moskva yêu cầu phương Tây tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lương thực của Nga
11:14' - 12/08/2022
Ngày 11/8, Nga yêu cầu các nước phương Tây góp phần thực hiện đầy đủ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ký kết ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), trong đó có hoạt động xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.
-
Thị trường
OPEC lần thứ ba hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022
07:37' - 12/08/2022
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2022 lần thứ ba kể từ tháng 4/2022.