Ngưỡng tiêm chủng nào để đạt miễn dịch cộng đồng?
Trong bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19 thông qua việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine, câu hỏi được nhiều người đặt ra là đâu là tỷ lệ hay ngưỡng tiêm chủng cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, giới chuyên môn y tế tránh đưa ra một con số duy nhất để trả lời cho câu hỏi trên do việc xác định con số này phụ thuộc vào một số biến số quan trọng.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, hai chuyên gia y tế Australia là bà Julie Leask - Giáo sư Đại học Sydney, và ông James Wood - chuyên gia y tế cộng đồng thuộc Đại học New South Wales, cho rằng miễn dịch cộng đồng đạt được khi khả năng miễn dịch trong một quần thể đủ cao để ngăn chặn con đường lây lan của dịch bệnh.
Trong khi tiêm chủng giúp bảo vệ trực tiếp những người được tiêm, miễn dịch cộng đồng giúp cả những người chưa được tiêm bằng việc ngăn chặn đường lây nhiễm.
Các chuyên gia Australia cho biết mỗi bệnh có ngưỡng miễn dịch cộng đồng riêng. Ví dụ, bệnh sởi có ngưỡng miễn dịch là 92%-94%. Đối với bệnh COVID-19, hiện các chuyên gia đặt ra ngưỡng miễn dịch cộng đồng là 85% hoặc cao hơn.
Có ba lý do khiến các chuyên gia y tế khó đưa ra một ngưỡng miễn dịch cộng đồng chung và thống nhất đối với bệnh COVID-19.Thứ nhất, có nhiều biến số liên quan đến vaccine và mức độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Hệ số lây nhiễm R0, tức số người trung bình lây bệnh từ 1 ca nhiễm trong điều kiện không có biện pháp kiểm soát, của virus SARS-CoV-2 là 2-3, trong khi biến thể Delta được ước tính là có khả năng lây nhiễm cao gấp đôi, với hệ số R0 là 4-6.
Loại vaccine, số lượng liều đã được tiêm (một hay hai mũi) và mức độ hiệu quả của vaccine đối với các biến thể virus khác nhau cũng là các biến số cần tính đến. Đấy là còn chưa kể đến hiệu quả chung của vaccine giảm khoảng 10% đối với biến thể Delta.
Theo đó, khi hiệu quả của vaccine thấp hơn, cần đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao hơn mới có thể kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Thứ hai, hiện chưa thể tiêm chủng cho toàn bộ dân số. Ngay cả ở Australia, vaccine của hãng Pfizer mới được chấp thuận sử dụng tạm thời cho trẻ em từ 12-15 tuổi. Sẽ cần thêm nhiều thời gian cho việc tiêm chủng nhóm đối tượng này, chưa nói đến các em nhỏ tuổi hơn.
Ngoài ra, việc tiêm phòng ở người lớn cũng đem lại sự bảo vệ gián tiếp nhất định đối với trẻ em. Ở Anh, nơi có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hai mũi vaccine là 48,5%, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 10 tuổi đã bắt đầu giảm.
Biến số thứ ba là khả năng bảo vệ của tiêm chủng về mặt thời gian và không gian. Khả năng bảo vệ của vaccine ở mỗi cá nhân có thể sẽ giảm dần theo thời gian. Cùng với đó là sự xuất hiện của các biến thể mới. Các yếu tố này gần như chắc chắn đặt ra yêu cầu phải có các mũi tiêm nhắc lại để bảo vệ người dân chống lại bệnh COVID-19.
Các chuyên gia Australia lưu ý ngay cả với chương trình tiêm chủng ngừa cúm, hiếm khi chúng ta đề cập tới khả năng miễn dịch cộng đồng, vì thời gian bảo vệ của vaccine quá ngắn. Vào mùa cúm tiếp theo, khả năng miễn dịch nhờ vaccine lại giảm đi trước các biến chủng virus mới xuất hiện.
Sự bảo vệ của vaccine cũng khác nhau giữa các địa phương và trong các nhóm cộng đồng. Ngay cả ở một quốc gia đã đạt miễn dịch cộng đồng nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao chống lại bệnh sởi, vẫn xảy ra những đợt bùng phát nhỏ ở những nơi có mức độ tiêm chủng thấp hơn.
Bên cạnh đó, khả năng đạt miễn dịch cộng đồng còn bị ảnh hưởng bởi mật độ dân số và mức độ tiếp xúc giữa các nhóm dân cư khác nhau.
Trước khả năng lây nhiễm cao của biến thể Delta, các chuyên gia Australia khẳng định các nước cần đạt được tỷ lệ tiêm chủng rất cao để có được miễn dịch cộng đồng đối với bệnh COVID-19.
Khi đó, các đợt bùng phát có thể vẫn xảy ra, nhưng sẽ bớt rủi ro hơn, khi có ít người mắc bệnh nghiêm trọng hơn, và trên phạm vị hẹp hơn.
Trong khi các hạn chế có thể được nới lỏng, như mở cửa trở lại biên giới quốc gia, cho phép cách ly tại nhà đối với những người đã được tiêm phòng đầy đủ, các biện pháp bảo đảm sức khỏe cộng đồng như truy vết nhanh chóng và cách ly người tiếp xúc, tăng cường xét nghiệm nhanh sẽ vẫn được duy trì bên cạnh việc thúc đẩy các phương pháp điều trị mới có hiệu quả hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax mũi 2 giai đoạn 3 cho 12.000 người
09:43' - 27/07/2021
Sáng 27/7, các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm mũi 2 cho 12.000 tình nguyện viên (thuộc đợt 3b).
-
Kinh tế tổng hợp
Thành phố New York bắt buộc công chức, viên chức phải tiêm vaccine ngừa COVID-19
07:42' - 27/07/2021
Ngày 26/7, chính quyền thành phố New York của Mỹ đã quyết định yêu cầu công chức, viên chức trên toàn thành phố từ nay đến giữa tháng 9 tới phải hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Sáng 27/7, thêm 2.764 ca mắc mới COVID-19, gần 4,8 triệu liệu vắc xin đã được tiêm
06:08' - 27/07/2021
Theo bản tin của Bộ Y tế, tính từ 18h30 ngày 26/7 đến 6h ngày 27/7, Việt Nam có thêm 2.764 ca mắc mới. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 105.338 ca
-
Kinh tế tổng hợp
Chuyên gia Mỹ đề xuất tiêm liều vaccine phòng COVID-19 thứ ba
18:43' - 26/07/2021
Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauchi đề xuất những người có hệ miễn dịch bị tổn thương có thể cần phải tiêm liều vaccine tăng cường phòng COVID-19 - liều vaccine thứ ba.
-
Kinh tế tổng hợp
Khẩu trang là "tầng bảo vệ bổ sung cần thiết" cho người đã tiêm vaccine
16:17' - 26/07/2021
Nhiều người ở Mỹ đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ bắt đầu đặt câu hỏi liệu họ có cần phải đeo khẩu trang khi ở trong phòng kín hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Căng thẳng thuế quan không cản được người Mỹ "săn" khuyến mãi
14:04'
Chi tiêu trực tuyến tại Mỹ tăng vọt lên mức 24,1 tỷ USD từ ngày 8 đến 11/7 – thời điểm được ví như “Black Friday mùa Hè” – khi các nhà bán lẻ lớn đồng loạt triển khai loạt chương trình khuyến mãi sâu.
-
Kinh tế tổng hợp
Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam
14:02'
Đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu tái cử giữ chức Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Chỉ thị 20: Phá điểm nghẽn, thiết lập kỷ cương môi trường
12:35'
Chỉ thị 20/CT-TTg yêu cầu toàn hệ thống chính trị vào cuộc khẩn trương, quyết liệt chống ô nhiễm môi trường, với lộ trình rõ ràng, trách nhiệm cụ thể và sự đồng thuận toàn dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Định đoạt ngôi vương Fifa Club World Cup: Khi Chelsea đụng PSG phiên bản hủy diệt
10:45'
Một trận chung kết trong mơ đang chờ đợi người hâm mộ tại FIFA Club World Cup 2025: PSG – cơn lốc hủy diệt đến từ Paris đối đầu Chelsea – “kẻ thách thức” không ngại bất kỳ giới hạn nào.
-
Kinh tế tổng hợp
Khi OCOP thổi hồn vào đặc sản Vĩnh Long
10:43'
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 13/7/2025
09:19'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/7, sáng mai 14/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Bắc Ninh: Cháy lớn tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu
08:43'
Khoảng 19 giờ 20 phút ngày 12/7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu tư nhân C.H, do ông N.V.C làm chủ, tại thôn Thanh Văn 1, xã Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh.
-
Kinh tế tổng hợp
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025: Đội Trung Quốc giành chức vô địch
08:37'
Tối 12/7, tại đêm Chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025, đội pháo hoa Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc) đã xuất sắc giành chức vô địch, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
-
Kinh tế tổng hợp
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận di sản thế giới
20:46' - 12/07/2025
UNESCO đã chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản thế giới.