Nguy cơ gia tăng gian lận xuất xứ
Thời gian gần đây, số lượng các vụ việc, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên. Điều này đã khiến không ít các chuyên gia thương mại lo ngại rằng nguy cơ này tiếp tục gia tăng khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Bởi, trong quá trình thực hiện các FTA, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận rất lớn nếu không được kiểm soát.
*Gian lận gia tăng Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, lẩn tránh phòng vệ thương mại là hành vi thay đổi nguồn gốc hoặc loại hàng hóa để tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng, từ đó làm giảm hiệu quả của biện pháp này. Tại Việt Nam, các vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế hàng hóa xuất khẩu thuộc trường hợp hàng hóa của nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chuyển tải sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm lẩn tránh thuế. Ngoài ra, không ít trường hợp hàng hóa của nước ngoài lấy xuất xứ Việt Nam để hưởng thuế suất ưu đãi theo các FTA hoặc các quy định ưu đãi thuế quan. Thống kê từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), đến hết quý I/2021, đã có 203 vụ việc phòng vệ thương mại do 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Chính vì vậy, trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, nhất là với nhiều nhóm sản phẩm như thép, nhôm, nông sản, thủy sản…theo ông Chu Thắng Trung cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bởi nếu Việt Nam không có các biện pháp tích cực để xử lý vấn đề lẩn tránh bất hợp pháp trong phòng vệ thương mại, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể. Không những thế, về lâu dài điều này còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ. Ông Trần Thanh Hải- Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ, vài năm trở lại đây, Chính phủ và các bộ, ngành đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng cơ hội phát triển thị trường, gia tăng xuất khẩu qua việc áp dụng tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là cơ chế "mở" có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích bởi doanh nghiệp hoặc nhà nhập khẩu sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó. *Chủ động ứng phó Nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, ông Trần Thanh Hải cho hay: Bộ Công Thương đã ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức, phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực của Bộ cấp C/O ưu đãi theo các FTA. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị duy nhất được ủy quyền cấp C/O không ưu đãi và C/O form A hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).Có hai chiều trong hoạt động cấp C/O đó là, phải phòng, chống gian lận xuất xứ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, tạo thuận lợi cho xuất khẩu.
Trước thực tiễn này, các cơ quan quản lý xây dựng Danh mục cảnh báo các mặt hàng rủi ro. Đây là hoạt động tăng cường cảnh báo của Bộ Công Thương, triển khai Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Riêng vấn đề phân luồng trong cấp C/O, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định rõ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí nào thì vào luồng xanh; doanh nghiệp có nguy cơ như thế nào thì vào luồng đỏ, từ đó tăng cường quản lý nhưng vẫn không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Lê Triệu Dũng- Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại khẳng định: Việc xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, kể cả những mặt hàng đang là đối tượng bị áp dụng phòng vệ thương mại của một số nước. Vì vậy, Cục đã liên tục lưu ý các hiệp hội, doanh nghiệp và thông báo với các cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra, giám sát về xuất xứ và sau thông quan nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa của quốc gia khác. Cũng theo ông Lê Triệu Dũng, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng cũng đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để ngăn chặn những hành vi lợi dụng có tính chất cá biệt của một vài doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng của đa số các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, ông Lê Triệu Dũng khuyến cáo doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Bởi thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài "trừng phạt" rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ "mất" toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan. Hướng tới xuất khẩu bền vững đối với hàng hóa trong nước, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 2074/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại". Ông Lê Triệu Dũng khẳng định, trong năm 2021 Cục sẽ hoàn thành và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chủ động sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại cũng như ứng phó kịp thời với các biện pháp phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng. Ngoài ra, Cục sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến xuất xứ hàng hóa, nhất là hàng hóa lưu thông trong nước./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhập khẩu gạo Ấn Độ tăng đột biến, Bộ Công Thương vào cuộc kiểm tra
15:11' - 28/06/2021
3 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD mua gạo từ Ấn Độ, tăng 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm 2020 là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD, về lượng tăng hơn 3.250 lần so cùng kỳ năm trước.
-
Thị trường
Ngăn chặn nguy cơ gian lận xuất xứ gạo Việt Nam
13:13' - 18/06/2021
Giá gạo trong nước và xuất khẩu đều ở mức cao cũng làm gia tăng nguy cơ gian lận xuất xứ đối với gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Kế toán trưởng
16:03'
Ngày 13/5, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Quốc Cương được bổ nhiệm giữ chức vụ Kế toán trưởng Vinachem.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam chủ động liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
14:46'
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang chủ động liên kết với các tập đoàn hàng đầu khu vực công - tư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Hơn 100 gian hàng quy tụ tại Tuần lễ Công nghệ số Bình Phước 2025
08:43'
Hơn 100 gian hàng của các doanh nghiệp quy tụ tại Tuần lễ Công nghệ số Bình Phước và Hội chợ Thương mại – Ẩm thực – Hàng tiêu dùng diễn ra từ ngày từ ngày 12 đến ngày 18/5 tại thành phố Đồng Xoài.
-
Doanh nghiệp
Các công ty dược phẩm loay hoay vượt khó
19:01' - 12/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ cắt giảm 59% giá thuốc kê đơn nhưng không đưa ra thêm chi tiết về kế hoạch hạ giá thuốc trước sự kiện liên quan đến y tế dự kiến diễn ra tại Nhà Trắng ngày 12/5.
-
Doanh nghiệp
Giá điện tăng ảnh hưởng thế nào đến giá bán phân bón?
16:21' - 12/05/2025
Với việc giá điện tăng từ ngày 10/5, giá thành sản xuất phân bón và giá phân bón bán ra trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn các doanh nghiệp phân bón thuộc Vinachem.
-
Doanh nghiệp
Australia công nhận phân bón Cà Mau đạt chuẩn cao nhất về xuất khẩu
12:09' - 12/05/2025
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau vừa được Australia công nhận đạt chuẩn cao nhất về xuất khẩu thông qua việc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời.
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank hướng đến mục tiêu nâng cấp mô hình hoạt động lên Tổng công ty
11:42' - 12/05/2025
Đảng bộ Bảo hiểm Bảo hiểm Agribank đã thể hiện rõ vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện và hiệu quả trong mọi mặt hoạt động.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines ký hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương Nga
11:23' - 12/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm, Vietnam Airlines và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác.
-
Doanh nghiệp
OpenAI và Microsoft đàm phán lại thỏa thuận hợp tác hàng tỷ USD
08:59' - 12/05/2025
Tờ Financial Times ngày 11/5 đưa tin, OpenAI và Microsoft đang trong quá trình đàm phán lại các điều khoản trong thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD.