Nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Chỉ sau vài ngày đàm phán căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt. Hai bên thống nhất cắt giảm mức thuế trừng phạt trước đó, vốn cao tới 125%, xuống còn 10%. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì một số biện pháp thuế quan bổ sung đối với Trung Quốc, bao gồm mức thuế 20% liên quan đến vấn đề fentanyl. Đáp lại, Trung Quốc cam kết đình chỉ hoặc hủy bỏ các biện pháp trả đũa phi thuế quan trước đây, như hạn chế xuất khẩu các khoáng sản chiến lược.
Kết quả này vượt xa kỳ vọng của nhiều chuyên gia. Trước đó, dư luận phần lớn cho rằng hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận thực chất chỉ trong một tuần đàm phán. Thậm chí, không ít nhà bình luận còn cho rằng cuộc chiến thương mại này nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không tính thuế quan liên quan đến fentanyl, tổng mức thuế của Mỹ áp lên Trung Quốc hiện gần tương đương mức thuế cơ bản 10% áp dụng cho hầu hết các quốc gia khác.Kết quả bất ngờ này thực ra hoàn toàn có cơ sở. Trong bài viết “Trung Quốc đối đầu với Mỹ: Ai sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu?” đăng trên tờ “Liên hợp buổi sáng” ngày 10/4, tác giả đã khẳng định: “Nếu cho rằng chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump chỉ xuất phát từ ý thức hệ và nhắm riêng vào Trung Quốc, thì đó là một nhận định sai lầm”. Thực tế, chính sách thuế quan của ông Trump theo đuổi hai mục tiêu chính: thứ nhất, khuyến khích sản xuất quay trở lại Mỹ; thứ hai, tăng nguồn thu cho chính phủ để giảm áp lực từ thâm hụt tài chính nghiêm trọng.Nền kinh tế là một hệ thống cực kỳ phức tạp, bất kỳ sự can thiệp liều lĩnh nào cũng có thể gây ra phản ứng dây chuyền. Do đó, các nhà kinh tế và các chuyên gia thương mại quốc tế giàu kinh nghiệm thường hoài nghi về chính sách thuế quan của ông Trump.Cả hai bên đều nắm giữ “vũ khí hạt nhân tài chính”Ông Warren Buffett, nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng, nhiều lần nhấn mạnh rằng cuộc chiến thuế quan, ở một mức độ nào đó, tương đương với một hành động chiến tranh. Vì vậy, khó có thể kỳ vọng các quốc gia dễ dàng khuất phục trước sức ép thuế quan. Không chỉ kém hiệu quả trên lý thuyết, cuộc chiến thuế quan còn gây ra những hậu quả tài chính nghiêm trọng trong thực tế.Sự bất ổn từ chính sách thuế quan đã khiến thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và đồng USD đồng loạt suy giảm – một hiện tượng hiếm thấy. Đặc biệt, làn sóng bán tháo trái phiếu Mỹ ồ ạt đã gây hoảng loạn trên thị trường tài chính và trong giới chính trị.
Trái phiếu Mỹ từng được coi là tài sản an toàn nhất thế giới nhờ danh tiếng quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, những biến động chính sách gần đây đã làm lung lay niềm tin này, dẫn đến việc bán tháo trái phiếu liên tục, đẩy lợi suất tăng cao và làm chi phí phát hành nợ của Chính phủ Mỹ tăng vọt.Trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi lạm phát và lãi suất liên bang đang ở mức cao kỷ lục, chi phí trả lãi nợ công đã vượt chi tiêu quân sự, trở thành khoản chi lớn thứ ba sau bảo hiểm y tế và an sinh xã hội. Ban đầu, ông Trump kỳ vọng tăng nguồn thu từ thuế quan để giảm áp lực nợ công, nhưng thực tế, chi phí phát hành nợ tăng cao đã làm gia tăng gánh nặng tài chính, đi ngược với mục tiêu mong muốn.
Quan trọng hơn, các báo cáo từ những tổ chức như JPMorgan Chase chỉ ra rằng làn sóng bán tháo trái phiếu Mỹ gần đây không bắt nguồn từ các động thái trả đũa của chính phủ nước ngoài, mà từ hoạt động phòng tránh rủi ro của các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ. Thực sự sở hữu sức mạnh “vũ khí hạt nhân tài chính” chính là khối lượng nợ Mỹ khổng lồ do các chính phủ nước ngoài nắm giữ.Nhật Bản và Trung Quốc, hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ, đồng thời cũng là mục tiêu chính trong cuộc chiến thương mại của ông Trump. Nếu tình hình xấu đi, các chính phủ này có thể chọn bán tháo trái phiếu Mỹ như một biện pháp đối phó cuối cùng. Hành động này chắc chắn sẽ gây hỗn loạn nghiêm trọng trong nền kinh tế Mỹ, và hệ thống tài chính khó có thể chịu đựng được.Tuy nhiên, bản thân các quốc gia bán trái phiếu cũng phải đối mặt với rủi ro sụt giảm mạnh giá trị tài sản của họ. Cuối cùng, hệ thống tài chính toàn cầu có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có. Trong một thế giới toàn cầu hóa sâu rộng, các nền kinh tế lớn đều sở hữu những “vũ khí tài chính” đủ sức gây ra “sự hủy diệt lẫn nhau”. Không bên nào có thể dễ dàng phát động một cuộc chiến tài chính, huống chi là đánh bại hoàn toàn đối phương.
"Mắt bão": Rủi ro vẫn đang gia tăngBên cạnh sự hỗn loạn trên thị trường tài chính và nguy cơ từ các biện pháp đối phó cực đoan, một lý do quan trọng khiến Mỹ và Trung Quốc nhanh chóng đạt thỏa thuận là tình hình kinh tế cơ bản của cả hai nước đều không khả quan.Trước khi cuộc chiến thương mại bùng nổ, Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều thách thức: áp lực giảm phát, tăng trưởng chậm lại, bong bóng bất động sản vỡ, và nhu cầu nội địa yếu. Nếu xuất khẩu tiếp tục bị cản trở bởi thuế quan, nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ rơi vào suy thoái hệ thống nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ, dù bề ngoài mạnh mẽ, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chuyên gia đầu tư như ông Warren Buffett và ông Ray Dalio từ lâu đã cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng tài chính tiềm tàng tại Mỹ.
Ông Buffett đã bán tháo lượng lớn cổ phiếu Mỹ từ trước khi chính sách thuế quan được Tổng thống Trump “kích hoạt”, thậm chí trước cả cuộc bầu cử Mỹ. Trong quý đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh do kỳ vọng về thuế quan, nhưng ông Buffett không hành động hay mua vào khi giá xuống thấp. Ngay cả khi thị trường phục hồi nhờ các thỏa thuận thuế quan, ông vẫn giữ thái độ thận trọng. Được mệnh danh là “thần chứng khoán”, ông Buffett có khả năng nhìn thấu biến động thị trường và tập trung vào các yếu tố cơ bản.Trước các sự kiện như bong bóng Internet hay khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, ông luôn chuẩn bị tiền mặt và mua cổ phiếu ở mức giá thấp. Hiện nay, ông Buffett đang nắm giữ lượng tiền mặt lớn nhất từ trước đến nay. Điều này cho thấy, theo quan điểm của ông, những biến động thị trường do thuế quan chỉ là “gợn sóng cảm xúc” do can thiệp chính trị, và một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự vẫn chưa xảy ra.
Vì vậy, có thể nhận định rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc – hiện đang ở trạng thái cực kỳ mong manh, khó chịu được thêm bất kỳ biến động nào. Dù tạm thời thoát khỏi bờ vực, tương lai tài chính vẫn đầy bất ổn. Những rủi ro này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề cơ cấu hiện hữu, đẩy hai nền kinh tế vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc chưa từng thấy.Sự rạn nứt giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như giữa Mỹ và các đồng minh, khiến nguy cơ khủng hoảng càng trở nên nghiêm trọng. Một khi bùng phát, nó sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Sự bình yên tạm thời hôm nay có thể chỉ là “đêm trước cơn bão”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
EU cảnh báo án phạt với thương hiệu thời trang nhanh Shein
09:10' - 27/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu “đế chế” thời trang nhanh Shein tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo vệ người tiêu dùng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Sinh vật ngoại lai xâm hại gây thiệt hại 35 tỷ USD mỗi năm
08:49' - 27/05/2025
Chi phí kinh tế trực tiếp do các loài ngoại lai xâm hại trên toàn thế giới đã lên tới trung bình khoảng 35 tỷ USD mỗi năm trong nhiều thập kỷ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Donald Trump nêu mục tiêu sản xuất của Mỹ
10:53' - 26/05/2025
Ngày 25/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính sách thuế quan của ông nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm công nghệ trong nước, thay vì giày thể thao và áo phông.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Malaysia: Xây dựng sự đồng thuận là điểm thành công nhất của ASEAN
10:22' - 26/05/2025
Thủ tướng Malaysia, ông Anwar Ibrahim cho rằng xây dựng được sự đồng thuận và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo là điểm thành công nhất của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Nga khẳng định cam kết phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị với các nước châu Phi
09:55' - 26/05/2025
Tổng thống Putin bày tỏ tin tưởng thông qua việc chung tay nỗ lực, sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ nhiều mặt giữa Nga và châu Phi sẽ được đảm bảo vì lợi ích của người dân hai nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Trump kéo dài thời gian hoãn áp thuế đối với EU
08:38' - 26/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/5 thông báo ông sẽ tạm hoãn việc áp thuế 50% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) đến ngày 9/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Cuba bác bỏ thông tin thiết bị Starlink gây nhiễu mạng di động
08:58' - 25/05/2025
Không có bằng chứng kỹ thuật hay tuyên bố chính thức nào cho thấy dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX (Mỹ) gây nhiễu mạng di động tại đảo quốc này.
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13' - 24/05/2025
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.