Nguyên do khiến Hàn Quốc đứng đầu thế giới về nợ hộ gia đình trên GDP
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo “Nợ Thế giới” của Hiệp hội Tài chính Quốc tế (IIF) công bố ngày 6/6 cho thấy tính đến quý I/2022, tỷ lệ nợ hộ gia đình trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc là 104,3%, cao nhất trong số 36 quốc gia được khảo sát. Đặc biệt, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất có quy mô nợ hộ gia đình lớn hơn quy mô nền kinh tế.
Ở thời điểm cuộc khủng hoảng COVID-19 đã dần bước qua giai đoạn đỉnh điểm và kỷ nguyên lãi suất thấp kết thúc, tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP tại Mỹ đã giảm hơn 4 điểm phần trăm so với một năm trước đó, trong khi tại Hàn Quốc, con số này chỉ giảm 0,7 điểm phần trăm.Đây cũng là lý do dẫn tới việc có nhiều ý kiến lo ngại rằng tỷ lệ nợ hộ gia đình ở mức cao của Hàn Quốc có thể trở thành một yếu tố cản trở sự phục hồi của nền kinh tế “xứ Kim chi”.
Ngay cả ở thời điểm một năm trước khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu, tốc độ tăng trưởng cho vay ở Hàn Quốc vẫn chưa cho thấy xu hướng giảm một cách rõ rệt.Trong quý I vừa qua, tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP của Hàn Quốc chỉ thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với năm 2021 (103,6%). Con số này là quá nhỏ nếu so với mức giảm ở các nước lớn như Vương quốc Anh (giảm 7,2 điểm phần trăm), Mỹ (giảm 4,7 điểm phần trăm) và Nhật Bản (giảm 4,6 điểm phần trăm). Nhiều chuyên gia sở tại cho rằng lý do khiến nợ hộ gia đình ở Hàn Quốc tăng cao và không có dấu hiệu giảm đáng kể là bởi nhu cầu mua nhà.Lee In-ho, Giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul (SNU), nhận định: “Mặc dù trong năm 2021, Chính phủ Hàn Quốc đã thắt chặt các quy định về bất động sản như yêu cầu tỷ lệ hoàn trả tổng số tiền nợ gốc (DSR), song nhu cầu về bất động sản (bao gồm mua căn hộ) vẫn giữ trạng thái ổn định”.Giá nhà tăng cũng đóng vai trò như một “bao cát” làm chậm lại xu thế giảm nợ của các hộ gia đình. Đồng quan điểm này, Seong Tae-yoon, Giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc), cũng cho rằng: "Nếu giá nhà không ổn định, việc ngăn chặn sự gia tăng nợ hộ gia đình là điều không dễ dàng”.Nợ hộ gia đình vượt quy mô nền kinh tế trong thời kỳ tăng lãi suất được xem là “quả bom hẹn giờ” của nền kinh tế. Những người mua nhà bằng hình thức đi vay đang phải chịu gánh nặng lãi suất ngày một lớn do lãi suất cho vay tăng. Thêm vào đó, tiêu dùng co lại do gánh nặng nợ cũng có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn, ảnh hưởng đến nền kinh tế.Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết, lãi suất cho vay hộ gia đình bình quân tại các ngân hàng trong tháng 4/2022 là 4,05%/năm, cao nhất kể từ tháng 3/2014 (với mức 4,09%/năm). Một trong những yếu tố có tác động ảnh hưởng lớn nhất là việc BoK đã tăng lãi suất cơ bản thêm tổng cộng 1,25 điểm phần trăm chỉ trong 10 tháng kể từ tháng 8/2021. Phân tích của BoK cũng cho thấy lãi suất cơ bản cứ tăng 0,25 điểm phần trăm thì gánh nặng lãi suất của các hộ gia đình lại tăng thêm 3.000 tỷ won/năm.
Bên cạnh đó, nợ doanh nghiệp cũng là một “mối đe dọa” đối với kinh tế Hàn Quốc bởi nếu xét về quy mô nền kinh tế, tỷ lệ nợ và tốc độ tăng trưởng của các công ty Hàn Quốc đều đứng đầu. Theo IIF, tỷ lệ nợ trên GDP của các công ty phi tài chính Hàn Quốc là 116,8% trong quý I/2022. Đặc biệt, tỷ lệ nợ của các công ty Hàn Quốc tăng 5,5 điểm phần trăm trong một năm.Việc các biện pháp gia hạn nợ vay, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chủ doanh nghiệp nhỏ của Chính phủ Hàn Quốc sẽ kết thúc vào tháng Chín tới cũng là một yếu tố làm dấy lên lo ngại về nguy cơ mất khả năng thanh toán khoản vay.Theo đó, sau khi các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc kết thúc, nguy cơ xuất hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người lao động tự do không trả được nợ là rất rõ ràng.Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng các khoản nợ trở thành quả “bom nợ”. Ha Jun-kyung, Giáo sư kinh tế tại Đại học Hanyang (Hàn Quốc), nhận định: “Các cơ quan tài chính cần một giải pháp thay thế để thị trường bất động sản ổn định về mặt tâm lý và các khoản vay hộ gia đình có thể tiếp tục giảm, đặc biệt cần thảo luận về chính sách xung quanh việc điều chỉnh nợ của các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ tăng lãi suất”./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Hàn Quốc không loại trừ khả năng tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
10:53' - 10/06/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong ngày 10/6 nhấn mạnh tầm quan trọng của “hành động kịp thời” để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh giá năng lượng và hàng hóa leo thang.
-
Tài chính
Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt tài khoản vãng lai lần đầu tiên sau 2 năm
09:45' - 10/06/2022
Chính phủ Hàn Quốc ngày 10/6 đã công bố thâm hụt tài khoản vãng lai vào tháng 4/2022.
-
Doanh nghiệp
Hơn 70% doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc vẫn làm việc trực tuyến
14:26' - 08/06/2022
Một khảo sát cho thấy hơn 70% công ty lớn của Hàn Quốc cho phép nhân viên làm việc từ xa ngay cả khi Chính phủ đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch COVID-19 cách đây 1 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến
09:47' - 08/06/2022
Nền kinh tế "xứ sở Kim chi" trong quý I/2022 đã tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với dự đoán trước đó do đầu tư và chi tiêu suy yếu trong bối cảnh lo lắng kéo dài về đại dịch COVID-19.
-
Ô tô xe máy
Hàn Quốc: Doanh số bán xe nhập khẩu giảm trong tháng Năm
09:29' - 08/06/2022
Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô Hàn Quốc (KAIDA) cho biết doanh số bán xe nhập khẩu tại Hàn Quốc tháng Năm giảm 2,4% so với năm trước do thiếu chip tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất xe.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong quý I/2022 chậm hơn dự kiến
08:18' - 08/06/2022
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong quý I/2022 tăng 0,6% so với quý IV/2021, giảm nhẹ so với mức 0,7% được ước tính vào tháng 4 vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30'
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30'
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.