Nguyên nhân hàng hóa qua cảng biển chưa lấy lại đà tăng trưởng cao
Lượng hàng container thông qua cảng biển đạt 21,4 triệu tấn với 2,2 triệu Teus, tăng 1%. Đáng chú ý, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đều có xu hướng tăng, song hàng container nội địa lại có xu hướng giảm nhẹ.
Điều này thể hiện rõ tại cảng biển Đà Nẵng, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 6,47 triệu tấn, giảm 2,89% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa container đạt 325.449 Teus, giảm 9,03%.
Riêng trong tháng 7, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Đà Nẵng đạt 1,09 triệu tấn, tăng 12,31%. Khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển Đà Nẵng trong tháng 7 đạt 52.244 Teus, giảm 1,28%; trong đó, hàng nội địa giảm tới 33,72%, chỉ đạt 11.715 Teus. Tại khu vực Hải Phòng, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển khu vực này trong tháng 7 đạt 6,791 triệu tấn, cũng giảm 0,9% so với tháng 6. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng tại các cảng biển hiện nay vẫn ở mức thấp, chưa lấy lại được đà phục hồi như thời điểm trước dịch bệnh COVID-19. Cảng biển sụt giảm sản lượng hàng hóa thông qua được các chuyên gia kinh tế lý giải nhiều nguyên nhân; trong đó, có việc đại dịch COVID-19 dần kết thúc nhưng hệ quả của nó vẫn gây áp lực cho nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, chiến tranh Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn những vấn đề của nền kinh tế. Cũng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, lạm phát tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng ảm đạm có thể tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hàng hóa. Trong khi đó, Việt Nam với nền kinh tế mở khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng này. Theo đại diện Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, sản lượng vận tải biển tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine và tình trạng tái thắt chặt phong tỏa cảng tại Trung Quốc.Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao đã gây ảnh hưởng tới quy mô thị trường chung toàn cầu, làm giảm nhu cầu tiêu dùng và vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, đối với tình hình thời tiết nắng nóng, mưa giông cục bộ cũng gây nhiều hạn chế cho hoạt động khai thác của doanh nghiệp.
Ông Trịnh Thế Cường, Giám đốc Cảng Vụ Hàng hải Đà Nẵng nhận định, tăng trưởng sản lượng hàng hóa giảm so với cùng kỳ là dấu hiệu cho thấy sau giai đoạn bùng phát dịch COVID-19, sản lượng hàng hóa và vận tải biển khu vực cảng biển Đà Nẵng vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng. Việc hàng nội địa giảm hơn 20% suốt 3 tháng trở lại đây cho thấy hàng hóa luân chuyển tại khu vực vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sau những ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, đợt bùng phát thứ 4 của dịch COVID-19 cũng gây ảnh hưởng sâu sắc đến đà tăng trưởng khu vực cảng biển. Cũng theo ông Trịnh Thế Cường, tại Đà Nẵng, luồng hàng hải vào bến cảng Tiên Sa đã không được nạo vét định kỳ từ năm 2016. Độ sâu chỉ còn -10,8m nên các tàu có trọng tải lớn không thể vào cảng làm hàng, dẫn đến trễ hàng, phát sinh chi phí. Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo, ngành cảng biển và vận tải trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023 có triển vọng dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu. Theo đó, nhu cầu vận tải container có thể giảm tốc về mức tăng trưởng một chữ số, trong khi nhu cầu vận tải dầu khí tăng. Đối với các công ty cảng, tăng trưởng lợi nhuận có thể ổn định đối với các cảng nước sâu, trong khi các cảng khác có thể đối mặt với áp lực giảm…/.Tin liên quan
-
DN cần biết
Giải quyết kiến nghị đóng phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển
20:37' - 28/07/2022
Ngày 28/7, Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 4732/VPCP-CN về việc xử lý kiến nghị của các Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đường thủy nội địa.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh áp dụng mức thu phí hạ tầng cảng biển mới từ 1/8
20:11' - 26/07/2022
Từ ngày 1/8, Tp. Hồ Chí Minh sẽ triển khai thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn theo mức thu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều phương tiện bị xử phạt vì chở quá tải tại cảng biển
11:48' - 23/07/2022
Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo kết quả triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe trong phạm vi toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xây cảng biển đón tàu trọng tải 300.000 DWT ở Nam Định có khả thi?
15:55' - 20/07/2022
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ GTVT về đề xuất xây cảng biển chuyên dùng của CTCP Xuân Thiện Nam Định,. Đáng chú ý, bến cảng này có thể đón tàu có trọng tải đến 300.000 DWT.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.