Nguyên nhân vì sao cổ phiếu của TEDI chưa lên sàn chứng khoán
Tổng công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) vừa có văn bản gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giải trình về việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đại chúng liên quan đến việc đăng ký giao dịch hoặc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc kiêm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị TEDI cho biết, theo quy định của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, trường hợp công ty muốn đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM thì hồ sơ đăng ký phải bao gồm: nghị quyết đại hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng quản trị thông qua việc đăng ký giao dịch cổ phiếu.
Tuy nhiên, tại cuộc họp đại cổ đông thường niên năm 2021, tổ chức ngày 29/6 vừa qua, Hội đồng quản trị Tổng công ty đã trình cổ đông xem xét, biểu quyết thông qua nội dung đăng ký lưu ký và giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCoM.
Theo đó, Đại hội cổ đông đã thực hiện việc bỏ phiếu biểu quyết và lập biên bản kiểm phiếu tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Tổng số phiếu phát ra là 42 phiếu, đại diện cho 12.098.600 cổ phần chiếm 96,79% số lượng cổ phần có quyền biểu quyết dự họp. Kết quả biểu quyết cho thấy, đa phần các cổ đông không đồng ý nội dung trên với tỷ lệ phản đối là 68,3%. Còn tỷ lệ bỏ phiếu đồng ý là chỉ đạt 31,48% và không có ý kiến là 0,22%. Như vậy, nội dung đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM đã không được thông qua.
Tổng Giám đốc TEDI Phạm Hữu Sơn viện dẫn, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần”. Vì vậy, khi cổ đông không thông qua nên hội đồng quản trị không thể tự quyết định việc đăng ký lưu ký và giao dịch trên UPCoM như quy định của Luật Chứng khoán hiện hành.
Giải thích thêm về việc đã trở thành công tư đại chúng từ năm 2014 nhưng đến nay cổ phiếu của đơn vị này vẫn chưa lên sàn, ông Phạm Hữu Sơn cho hay, việc đưa cổ phiếu lên sàn là tất yếu, nhưng tiến độ cụ thể cần xem xét. Số cổ phần bán cho cổ đông chiến lược ở thời điểm cổ phần hóa và khi Bộ Giao thông Vận tải thoái vốn đều chịu hạn chế chuyển nhượng 5 năm. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chịu hạn chế chuyển nhượng 10 năm cũng chưa đủ điều kiện để giao dịch.
TEDI tiền thân là Viện Thiết kế giao thông vận tải, được thành lập từ năm 1962 trên cơ sở hợp nhất Viện Thiết kế thủy bộ và Viện Thiết kế đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Ngày 6/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt phương án cổ phần hóa và công ty và đến nay và thoái hết vốn nhà nước vào năm 2016.
Ngày 20/12/2016, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn số 8396/UBCK-GSĐC chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng; đồng thời, yêu cầu TEDI đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán theo quy định.
Trước đó, tổng công ty này đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng, do có hành vi nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định.
Đến tháng 4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục xử phạt vi phạm hành chính đối với TEDI vì các lỗi báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung hàng loạt Nghị quyết Hội đồng quản trị và các giao dịch với bên liên quan với số tiền 100 triệu đồng.
Đồng thời, cơ quan này cũng xử phạt 350 triệu đồng do TEDI không đăng ký giao dịch và niêm yết chứng khoán theo quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP và Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Năm 2020, tổng doanh thu của TEDI giảm nhẹ ở mức 867 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 3% lên hơn 44 tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 2.447 đồng. Cổ đông thông qua quyết định chi hơn 19 tỷ đồng để trả cổ tức tỷ lệ 15,5% cho năm vừa qua.
Sang năm 2021, tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng lên 890 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 19%. Chính sách cổ tức dự kiến là 20% trên vốn điều lệ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dành 5.600 tỷ đồng nâng cấp 2 tuyến đường trọng điểm ùn tắc giao thông
11:16' - 15/07/2021
Giai đoạn 2021 – 2025, bằng nguồn vốn ngân sách, Hà Nội đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông khung, công trình thủy lợi quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về đề xuất có sân bay thứ hai của Hà Nội?
17:44' - 14/07/2021
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đã giao các đơn vị liên quan đánh giá tổng thể ưu, nhược điểm của các kịch bản quy hoạch sân bay Nội Bài cùng với phương án nghiên cứu vị trí sân bay thứ 2 vùng Thủ đô.
-
Doanh nghiệp
Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng việc lập Hãng hàng không vận tải hàng hoá IPP Air Cargo
11:40' - 14/07/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kiến nghị lập Hãng hàng không vận tải hàng hoá IPP Air Cargo.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp M&A trước thách thức hội nhập
17:32' - 02/12/2024
Mua bán doanh nghiệp M&A có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội, từ việc mở rộng thị trường và gia tăng năng lực sản xuất, đến việc cải thiện quy trình vận hành và nâng cao giá trị thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nhân Mỹ kỳ vọng "đế chế" AI hùng mạnh
16:17' - 02/12/2024
CEO của OpenAI Sam Altman kỳ vọng các chính sách tới đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ là "cú hích" để lĩnh vực này của Mỹ đi tiên phong trên thế giới.
-
Doanh nghiệp
Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực
15:39' - 02/12/2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai thực hiện chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ triển khai dự án điện Mặt Trời lớn nhất thế giới
15:11' - 02/12/2024
Dưới ánh nắng cháy bỏng của vùng sa mạc phía Tây Ấn Độ, những cánh đồng pin Mặt Trời trải dài như vô tận, hòa cùng những tuabin điện gió, tạo thành một khung cảnh đầy ấn tượng.
-
Doanh nghiệp
Công ty Brazil giúp kết nối cư dân khu ổ chuột với thị trường thương mại điện tử
11:15' - 02/12/2024
Sự gia tăng hoạt động mua sắm trực tuyến cũng đang tạo ra nhiều việc làm hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển
07:54' - 02/12/2024
Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển loại rong biển này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu sử dụng than cho điện tăng trong tháng cuối năm
20:34' - 01/12/2024
Tập đoàn TKV cho biết, tháng 12/2024 dự báo sẽ thuận lợi cho hoạt động khai thác than, khoáng sản; nhu cầu sử dụng than có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, đặc biệt là nhu cầu than cho các nhà máy điện
-
Doanh nghiệp
Thái Lan đạt được hiệp định thương mại tự do đầu tiên với châu Âu
18:27' - 01/12/2024
Ngày 30/11, Thái Lan thông báo kết quả đàm phán thành công về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Thái Lan và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA), gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27' - 30/11/2024
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.