Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu giảm mạnh
Đây thực sự là một năm khó khăn mà xuất khẩu thủy sản của Bà Rịa-Vũng Tàu phải đối mặt nên dù các doanh nghiệp của tỉnh đã cố đến “hụt hơi” cũng không hoàn thành kế hoạch đề ra.
Những ngày này, tại các xí nghiệp của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood) đang tất bật sản xuất để kịp giao những đơn hàng cuối năm cho đối tác nước ngoài. Các sản phẩm chế biến tuần tự qua từng công đoạn từ sơ chế đến thành phẩm được triển khai nhịp nhàng.Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Baseafood cho biết, tính đến đầu tháng 12, sản lượng xuất khẩu của công ty đạt hơn 6.000 tấn, tổng kim ngạch hơn 34 triệu USD. Năm 2018, dự kiến doanh nghiệp chỉ hoàn thành được khoảng 90-95% so với kế hoạch đề ra.
Mặc dù, trong năm 2018, công ty đã phải thu mua nguyên liệu trong nước và nhập nguyên liệu từ nước ngoài nhưng nguồn nguyên liệu khan hiếm vẫn không đủ theo kế hoạch đề ra. Còn tại Công ty TNHH Ngọc Tùng (số 1589 đường 30/4, thành phố Vũng Tàu) những ngày này, công nhân cũng bắt đầu tăng ca đến 8 giờ tối để kịp giao hàng vào dịp Noel và Tết Dương lịch cho các đối tác nước ngoài. Bà Nguyễn Thị Mười, Trưởng phòng Chất lượng công ty cho biết, tính đến đầu tháng 12 năm 2018, công ty đã xuất được khoảng 200 tấn sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 triệu USD. Tuy nhiên, cũng chưa đạt so với kế hoạch năm 2018 đề ra là 350 tấn. Nguyên nhân là do nguyên liệu sản xuất trong nước khan hiếm; hàng hóa xuất khẩu sang châu Âu giảm 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu do tác động từ việc EU cảnh cáo “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Để tìm đầu ra cho sản phẩm, công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, Trung Quốc, trong đó 80% là thị trường Hàn Quốc. “Doanh nghiệp đã xây dựng 2 quy trình, tiêu chuẩn sản xuất hàng khác nhau để phù hợp với yêu cầu của từng thị trường như: đầu tư băng chuyền đông siêu tốc, cấp đông nhanh, sản lượng nhiều, máy luộc... để đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường này. Dự kiến, năm 2019, công ty xuất 400 tấn sản phẩm vào thị trường Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 5-10%, còn thị trường châu Âu chỉ sản xuất cầm chừng. Hiện đã có đơn đặt hàng cho năm 2019, nhưng công ty chưa dám nhận do nguồn nguyên liệu còn khó khăn”, bà Nguyễn Thị Mười cho biết thêm. Theo ông Đào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu Tứ Hải (78 Phước Thắng, thành phố Vũng Tàu) tính đến đầu tháng 12, sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 2.000 tấn sản phẩm, với tổng kim ngạch khoảng 8 triệu USD (tăng 1,5 triệu USD so với năm 2017) và dự báo đến hết năm 2018, kim ngạch xuất khẩu công ty đạt gần 9 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là các sản phẩm từ cá đục, trong đó hơn 80% xuất khẩu sang Nhật Bản; 7,65% xuất sang Australia và 12,1% xuất sang Hàn Quốc. Để bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất, trong năm 2018, công ty vừa thu mua trong nước, vừa phải nhập khẩu từ Indonesia, Australia khoảng 3.000 tấn, chủ yếu là cá đục mới đủ để sản xuất. Công ty cũng đã tiến hành đầu tư nâng cấp nhà máy, đầu tư thêm các loại máy móc hiện đại như máy làm file, máy phân size (kích cỡ) để giảm nhân công lao động trong giai đoạn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, tăng năng suất và chuyển hướng sang chế biến các sản phẩm tinh chế để nâng cao giá trị của sản phẩm. Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, năm 2018, một số yếu tố tác động không tích cực đến xuất khẩu thủy sản như: Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ; thuế chống bán phá giá tôm, “thẻ vàng” hải sản của Ủy ban châu Âu… đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Bởi, Việt Nam bị EU cảnh báo “thẻ vàng” với hải sản xuất khẩu từ tháng 10/2017, từ đó đến nay tuy chưa đánh giá về thiệt hại nhưng 100% các lô hàng xuất khẩu phải chuyển về kho do phía EU chỉ định để đánh giá trước khi ra thị trường, chi phí do đó đã tăng cao. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay, việc Việt Nam bị Uỷ ban châu Âu phạt “thẻ vàng” khiến họ bị tổn thất, ảnh hưởng nặng nề do chi phí lưu cảng tăng. Trong khi đó, một số vấn đề nội tại như thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, giá thành sản xuất vẫn đang trong quá trình cải thiện. Bà Nguyễn Thị Mười cho rằng, hệ lụy từ việc bị cảnh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Cụ thể lượng hàng xuất khẩu của công ty đã sụt giảm 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu vào châu Âu. Trong khi đó, hiện nay, 100% nguyên liệu của công ty đều được thu mua tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Dù việc kiểm soát việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên biển đã được cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra nhưng để giúp ngư dân cải thiện điều kiện đánh bắt tiến dần đến quy chuẩn chung của quốc tế vẫn còn nhiều việc phải làm; trong đó cần sự hỗ trợ của nhà nước để ngư dân thay đổi dần thói quen đánh bắt từ truyền thống sang đánh bắt hiện đại có các phương tiện giám sát hành trình, giám sát nhật ký đánh bắt. Có như vậy, mới mong Uỷ ban châu Âu sẽ xem xét gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam vào đầu năm 2019. Bà Bùi Thị Dung, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho biết, dù là tỉnh có vùng biển rộng lớn, nguồn tôm cá dồi dào nhưng năm 2018, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, dẫn đến các nhà máy chế biến thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất. Để giải quyết bài toán thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thu mua từ các tỉnh, thành khác, thậm chí phải nhập khẩu từ nước ngoài để có đủ nguyên liệu cho sản xuất, nhưng nhiều nhà máy chỉ hoạt động được khoảng 40-50% công suất.“Trong khi đó, diện tích nuôi trồng thủy sản giảm, tình trạng ô nhiễm môi trường nước các vùng nuôi khiến sản lượng nuôi giảm. Cụ thể, năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 7.298,6ha, giảm 203,4ha so với năm 2017. Trong việc khai thác, hiện tỉnh đang triển khai chủ trương tái cơ cấu lại đội tàu thuyền theo hướng giảm dần và tiến tới chấm dứt loại hình tàu cá hoạt động lưới kéo và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kham hiếm nguồn nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh”, bà Dung thông tin thêm.
Trong năm 2019 và những năm tiếp theo, để xuất khẩu thủy sản bền vững, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp như: Tập trung phát triển nuôi một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao để phục vụ chế biến xuất khẩu như: cá mú, cá đù Mỹ, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá bớp, tôm hùm đá (xanh), tôm hùm tre; trong khai thác thủy sản, tập trung đầu tư đóng mới tàu vỏ sắt, vỏ composit có công suất lớn, trang bị các thiết bị hiện đại, đầu tư hầm bảo quản lạnh cho các tàu đánh bắt xa bờ để tăng sản lượng và chất lượng nguyên liệu thủy sản… Bên cạnh đó, đẩy mạnh thông tin về các thị trường xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản để giảm nhân lực, tăng năng suất; tăng cường sản xuất các sản phẩm tinh chế, có giá trị cao để nâng cao chất lượng hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế nhằm đảm bảo yêu cầu của thị trường nhập khẩu cũng như cung cấp sản phẩm chất lượng cho tiêu dùng trong nước./.>>> Luật Thủy sản 2017 sắp có hiệu lực - Bài 2: Nâng cao hiệu quả khai thác biển
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Người nuôi thủy sản bị ảnh hưởng vì dự án Cảng Sài Gòn – Thép Việt
16:06' - 15/12/2018
Việc san lấp chặn đường tiếp nước khiến cho người nuôi trồng thủy sản khu vực này đang rất khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Quy định mới về đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
06:30' - 15/12/2018
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?
21:18' - 06/04/2025
Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ cung vượt cầu
15:32' - 06/04/2025
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ
10:56' - 06/04/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng nhẹ và cũng với đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng nhẹ.
-
Hàng hoá
Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô trung bình trong năm nay
06:30' - 05/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu thô trung bình năm nay. Theo đó, giá dầu Brent giảm 5,5% xuống còn 69 USD/thùng và giá dầu WTI (dầu ngọt nhẹ Mỹ) giảm 4,3% xuống còn 66 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Thuế quan của Mỹ: Viễn cảnh iPhone giá 2.300 USD không còn xa
18:40' - 04/04/2025
Dựa trên dự báo từ Rosenblatt Securities, một chiếc iPhone cao cấp có thể có giá gần 2.300 USD nếu Apple chuyển các chi phí sang người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Thuế mới của Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu
16:03' - 04/04/2025
Lần đầu tiên kể từ thời thuộc địa, Mỹ áp thuế lên cà phê nhập khẩu - động thái được dự báo sẽ làm tăng chi phí và khiến chuỗi cung ứng thêm phần phức tạp đối với các nhà nhập khẩu và rang xay.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng đến tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng
15:24' - 04/04/2025
Phiên 4/4, giá dầu châu Á giảm gần 2% và đang trên đà ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong nhiều tháng, do các mức thuế quan mới của Mỹ làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
MXV: Chỉ số giá hàng hóa về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3
10:18' - 04/04/2025
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm
-
Hàng hoá
Hanh thông hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma
10:01' - 04/04/2025
3 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu song phương Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn ghi nhận sự gia tăng đáng kể về lượng hàng hóa.