Cơ chế nhà ở xã hội không thể "càng gỡ càng rối"
Đồng thời quy hoạch, dành quỹ đất tương xứng và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị, khu công nghiệp lớn, các trung tâm phát triển kinh tế - xã hội...
Tuy nhiên, các chính sách về phát triển phân khúc bất động sản này dù luôn được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với điều kiện của địa phương và thực tế nhu cầu khách quan nhưng lại tạo nên những rào cản, vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp ngành này loay hoay, bối rối.
Nhiều chuyên gia dẫn biện, trước đây, theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ban hành ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, đối với dự án từ 10 ha trở lên, nhiều doanh nghiệp có thể nộp tiền thay cho việc phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.Tuy nhiên, sau đó, Nghị định 49/2021/NĐ-CP ban hành ngày 1/4/2021 để sửa đổi và bổ sung Nghị định 100, mặc dù đã nới rộng đối tượng áp dụng việc trích lập quỹ đất 20% nhưng loại bỏ phương án lựa chọn nộp tiền thay thế, dẫn tới các doanh nghiệp phát triển dự án khu đô thị tầm trung và cao cấp có quy mô từ 2 ha trở lên lâm vào tình cảnh loay hoay.
Nếu thực hiện theo quy định thì gặp khó khăn, mà không triển khai thì "bế tắc" vì vi phạm. Thậm chí, có ý kiến thẳng thắn nêu, sửa luật là cần phải trên tinh thần tháo gỡ các bất cập, nhưng nếu nhìn ở góc độ xã hội, thì Nghị định 49 ban hành "càng gỡ lại càng rối".
Một đại diện của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - doanh nghiệp bất động sản lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vingroup, ông Nguyễn Lê Mỹ Hưng, Phó giám đốc Khối Điều hành dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc bắt buộc dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội tại một dự án thậm chí còn khiến tổng quan về kiến trúc, cảnh quan, không gian chung của cả dự án trở nên không đồng bộ, thiếu mỹ quan, giảm hiệu quả đầu tư và khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích... Đó chính là bất cập, cần phải điều chỉnh sớm. Không những thế, khi đầu tư dự án, các doanh nghiệp thường chủ động tự đi mua đất. Lý ra, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được bảo vệ và phù hợp với quy định pháp luật, khi doanh nghiệp không làm những điều pháp luật cấm. Do đó, việc "buộc" doanh nghiệp phải bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội xem ra có sự khiên cưỡng và vô hình chung là gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản. Cùng đồng tình, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận, còn tồn tại không ít bất cập trong một số nội dung quy định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội nói riêng và phát triển thị trường bất động sản nói chung.Vì rằng, nếu cho phép doanh nghiệp "chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%" thì Nhà nước không chỉ sẽ có thêm nhiều nhà ở xã hội hơn ở những vị trí khác, với mức giá hợp lý và vừa túi tiền với người dân thu nhập thấp mà địa phương còn có thêm nguồn lực tài chính để chủ động triển khai các dự án nhà ở xã hội phục vụ đối tượng này và các đối tượng chính sách khác.
Theo ông Châu, để được giảm 2% lãi suất vay theo gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng theo Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 theo chủ trương của Chính phủ thì đối với các doanh nghiệp cũng không dễ dàng tiếp cận.Vì thế, các địa phương cần tháo gỡ các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, thực hiện đấu thầu các khu đất công được quy hoạch làm nhà ở xã hội để có nhiều hơn các dự án được phê duyệt và sớm đưa vào triển khai. Vì theo các quy định pháp luật hiện hành để lựa chọn chủ đầu tư, cho dù nỗ lực đến mấy, cũng chỉ có thể rút ngắn phân nửa thời gian so với trước đây và vẫn phải mất đến hơn 200 ngày.
Ở góc độ chuyên môn, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam - một trong những đơn vị tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất nhận định, dù chính quyền Trung ương và các địa phương đã nỗ lực nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách, trợ cấp, ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội, thì thực tế, nguồn cung của phân khúc này vẫn chưa bao giờ "đuổi kịp" nhu cầu thực tế.Người Việt Nam thường quan niệm phải ổn định cuộc sống để phát triển sự nghiệp lâu dài, như cách nói "an cư mới lạc nghiệp", nên để đẩy nhanh quá trình này, Việt Nam cần những "cú bắt tay" giữa khu vực Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trên tinh thần phi lợi nhuận.
"Cần phải có tư duy dài hạn và cách tiếp cận tổng thể thì vấn đề nóng về nhà ở xã hội mới có thể được giải quyết một cách kịp thời. Sức khỏe kinh tế của cộng đồng chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương và quốc gia", ông David Jackson nhận định.Theo nghiên cứu "Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030)", ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group bày tỏ quan điểm, dù chính sách hiện hành đã phần nào tạo điều kiện để phát triển nhà ở xã hội nhưng chưa tháo gỡ được những khó khăn hiện nay, do vậy để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cần chú ý hai điểm: Thứ nhất là đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở thì đối tượng mua nhà ở xã hội gồm 10 đối tượng là cá nhân mua nhà ở xã hội. Tuy vậy, quy định này trong thời gian qua đã hạn chế nguồn cầu về nhà ở xã hội.
Ông Trường kiến nghị, phải mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội đối với tổ chức/doanh nghiệp mua nhà ở xã hội để cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó mà có nhu cầu với giá ưu đãi. Thời gian qua, Tập đoàn Sun Group đã triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội Sunhome cho cán bộ, nhân viên tập đoàn thuê hoặc thuê dài hạn, nhằm ổn định đời sống và yên tâm làm việc của người lao động. Trường hợp địa phương đã bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội đảm bảo nhu cầu của địa phương, thì cũng mong các bộ, ngành xem xét không cần bố trí thêm quỹ đất nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị.Song song đó, tiếp tục cho phép doanh nghiệp được đóng tiền sử dụng đất để nộp bù phần quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội; đồng thời, phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc này. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group đề xuất./.
Xem thêm:
>>Nhà ở xã hội - Bài 1: Nỗ lực không thể từ một phía
>>Nhà ở xã hội - Bài 2: Loay hoay giấc mơ nhà ở xã hội
>>Nhà ở xã hội - Bài 4: Tăng tốc phát triển các dự án nhà ở xã hội
>>Nhà ở xã hội - Bài cuối: Dồn lực cho mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Tin liên quan
-
Bất động sản
Loay hoay giấc mơ nhà ở xã hội
08:15' - 18/09/2022
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, địa phương và doanh nghiệp “cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin; đảm bảo từ nay đến năm 2030 cả nước có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”.
-
Bất động sản
Phát triển nhà ở xã hội, nỗ lực không từ một phía
08:09' - 18/09/2022
Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
-
Bất động sản
“Đảo quốc sư tử” và câu chuyện thành công trong phát triển nhà ở xã hội
13:25' - 17/09/2022
Singapore là quốc gia thành công trong phát triển nhà ở xã hội với giá cả phù hợp với "túi tiền" của người dân, điều đã giúp tỷ lệ sở hữu nhà của người dân nước này hiện đạt 88,9%.
-
Bất động sản
Khởi thông chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Bài cuối: Cần sự đồng hành của doanh nghiệp
13:38' - 31/08/2022
Một nghị quyết gỡ được nhiều vấn đề nan giải cho chính quyền địa phương và “hợp lòng dân” được kỳ vọng sẽ triển khai thành công, khơi thông các nguồn lực, ách tắc để tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển.
-
Bất động sản
Khơi thông chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Bài 2: Vật lộn với tình trạng xây dựng trái phép
13:33' - 31/08/2022
Xây dựng nhà trái phép là vấn nạn chung ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước và diễn ra nghiêm trọng hơn ở những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh như thành phố Vũng Tàu.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.
-
Bất động sản
Hà Nội chấp thuận nguyên tắc xác định giá đất làm căn cứ giải quyết hồ sơ nghĩa vụ tài chính, thuế
17:39' - 21/11/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp Thái Lan thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh
10:47' - 21/11/2024
Giao dịch Thantawan Industrial thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh với thời hạn 30 năm là một trong những hợp đồng thuê nhà máy sẵn có dài nhất trên thị trường công nghiệp Việt Nam.
-
Bất động sản
Phân loại đô thị khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư
09:58' - 21/11/2024
Việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập Thành phố Hoa Lư nhằm tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời của vùng đất Cố đô.
-
Bất động sản
Hà Nội bàn giao hơn 127,4 ha đất xây dựng dự án Green City
21:52' - 20/11/2024
Diện tích giao nhận đợt này gồm 296.011,7 m2 đất ở để xây dựng nhà ở thấp tầng (khu A, B, C, D, E, F); 113.774,9 m2 đất ở để xây dựng nhà ở cao tầng, có chức năng như: thương mại dịch vụ, văn phòng...
-
Bất động sản
Chuyển đổi xanh giúp bất động sản thu hút và giữ chân khách hàng
21:10' - 20/11/2024
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 500 công trình xanh được ghi nhận.
-
Bất động sản
Những dự án bất động sản "vàng” ngủ yên tại Bình Dương
16:40' - 18/11/2024
Bình Dương, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và phát triển đô thị, đang phải đối mặt với một bài toán khó: hàng loạt dự án bất động sản quan trọng đang bị “đình trệ”.
-
Bất động sản
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
21:45' - 16/11/2024
Nếu được Quốc hội thông qua ở Kỳ họp này, nghị quyết thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại sẽ góp phần khơi thông nguồn cung.
-
Bất động sản
Đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội): Giảm nhiệt nhưng vẫn cao hơn giá thị trường
21:45' - 16/11/2024
Ngày 16/11, Hà Nội tiếp tục tổ chức các Phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại các huyện ven đô nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách những tháng cuối năm.