Nhận diện các hình thức lừa đảo phổ biến mới nhất hiện nay
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn thay đổi, đan xen mới và cũ, với nhiều hình thái mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lừa đảo đã tận dụng các tiện ích, công nghệ hiện đại, khiến người dùng khó nhận diện hơn.
Cảnh giác thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp gọi điện lừa đảo
Thời gian qua, dù cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh các cơ quan tư pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn có không ít người sập bẫy. Trong quá trình gọi điện lừa đảo, các đối tượng giả mạo liên tục có những hành vi uy hiếp về tinh thần khiến nạn nhân rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo lắng, không dám trình báo, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
Ngày 03/5/2024 vừa qua, người phụ nữ 66 tuổi, trú tại thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc đến trụ sở Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Thuận Bắc làm thủ tục rút số tiền gửi tiết kiệm trong tài khoản là 3,2 tỷ đồng để chuyển qua một tài khoản ngân hàng khác. Phát hiện có dấu hiệu đáng ngờ cùng với số tiền lớn nên nhân viên Ngân hàng Agribank tạm ngưng các thủ tục giao dịch, đồng thời điện báo và đề nghị Công an thị trấn Ma Lâm hỗ trợ xác minh.
Qua quá trình làm việc, người phụ nữ này cho biết được một đối tượng tự xưng là Công an chủ động gọi điện thoại liên hệ với bà thông báo bà có liên quan đến một vụ án ma tuý, nên yêu cầu bà chuyển số tiền là 3,2 tỷ đồng để “phục vụ điều tra”.
Cùng với thủ đoạn lừa đảo như trên, vào ngày 09/4/2024, Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam phối hợp cùng Công an xã Hàm Mỹ cũng đã ngăn chặn thành công một vụ việc tương tự.
Người phụ nữ trú tại xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, đến ngân hàng này yêu cầu rút 1,8 tỷ đồng từ tiền gửi tiết kiệm trước hạn, để chuyển tiền cho một tài khoản ở ngân hàng khác. Thấy người phụ nữ có biểu hiện rất lo lắng, điện thoại luôn có người gọi tới thúc giục chuyển tiền, nhân viên ngân hàng suy đoán có thể khách hàng đang bị lừa, đã nhanh trí trì hoãn thực hiện giao dịch đồng thời điện báo cho Công an xã Hàm Mỹ để phối hợp giải quyết.
Dù đã có không ít vụ việc lừa đảo kiểu này được các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo nhưng số lượng nạn nhân vẫn không ngừng tăng lên do những thủ đoạn của bọn tội phạm lừa đảo ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp.
Nhận diện các hình thức lừa đảo phổ biến mới nhất hiện nay
Trước những diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để đấu tranh với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua đó, phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng là chủ động gọi điện thoại trực tiếp cho các bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, như:
(1) Lừa đảo qua gửi nhận quà từ nước ngoài: Qua mạng xã hội Facebook, đối tượng giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen với các phụ nữ Việt Nam nhằm tán tỉnh, yêu đương, đề nghị chuyển quà có giá trị qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng, tiếp theo giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho đối tượng để làm thủ tục nhận hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(2) Lừa đảo qua hack tài khoản mạng xã hội (phishing deepfake): Đối tượng hack các tài khoản Facebook, Zalo (chủ yếu là của người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài) sử dụng mạo danh chủ tài khoản nhắn tin đề nghị người nhà ở Việt Nam mua thẻ cào điện thoại gửi cho đối tượng hoặc gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp để thực hiện hành vi chiếm đoạt.
(3) Lừa đảo qua vay tiền qua các ứng dụng online: Đối tượng giả danh là nhân viên của một số công ty tài chính, dùng số điện thoại và zalo tương tác, kết bạn hướng dẫn các gói vay nhanh và yêu cầu người dân cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân, CMND; sau đó, đối tượng lập hồ sơ vay thông qua các app online và chiếm đoạt số tiền đã vay.
(4) Lừa đảo qua các chương trình khuyến mãi của ngân hàng: Đối tượng sử dụng sim điện thoại khuyến mại giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho bị hại thông báo có chương trình tri ân khách hàng, đề nghị bị hại cung cấp số điện thoại đăng ký dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking và mã xác thực OTP để nhận quà tặng là một khoản tiền có giá trị lớn từ ngân hàng; sau đó, đối tượng chiếm quyền sử dụng dịch vụ Internet Banking và chuyển toàn bộ số tiền có trong tài khoản sang tài khoản các đối tượng đã chuẩn bị từ trước để chiếm đoạt
(5) Lừa đảo giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án: Đối tượng sử dụng điện thoại gọi cho nạn nhân và giả mạo là lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, vi phạm Luật Giao thông, lừa đảo xuyên quốc gia... yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền cho các đối tượng để giải quyết. Khi nạn nhân cho biết mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến thì các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh hoặc nói rằng, có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng, yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn để “phục vụ công tác điều tra, xử lý”, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của các đối tượng để chiếm đoạt tài sản.
Những giải pháp phòng vệ
Trước chiêu trò tinh vi của các đối tượng lừa đảo nêu trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có nhiều văn bản, thông báo khuyến cáo người dân, khách hàng thường xuyên và thực hiện tuân thủ các lưu ý của các cơ quan chức năng:
- Chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh.
- Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
- Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn.
Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất, hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Với mong muốn khách hàng có thể an tâm giao dịch, Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) đã triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tài khoản giúp bảo vệ tài khoản cá nhân của khách hàng Agribank (có sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến) trước sự gia tăng không ngừng của tội phạm lừa đảo trực tuyến.
Ông Đỗ Minh Hoàng, thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank cho biết Agribank hiện có hơn 20 triệu khách hàng cá nhân mở tài khoản và sử dụng các hình thức giao dịch trực tuyến. Trong bối cảnh tội phạm mạng, tội phạm lừa đảo trực tuyến không ngừng gia tăng, nhận định thấy mức độ nghiêm trọng của rủi ro lừa đảo trực tuyến đối với người dân và để bảo vệ tài sản của các chủ tài khoản và thương hiệu Agribank, Bảo hiểm Agribank đã hợp tác cùng với nhà môi giới bảo hiểm Marsh và nhà tái bảo hiểm QBE nghiên cứu và xây dựng sản phẩm bảo hiểm Bảo an tài khoản.
"Bảo an tài khoản chính là bảo vệ an toàn cho tài khoản trong giao dịch thanh toán online. Hay nói cách khác, sản phẩm này giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng các giao dịch trực tuyến, dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank" - ông Hoàng thông tin.
Theo lãnh đạo Bảo hiểm Agribank, chỉ với mức phí 77.000 đồng/năm, Bảo hiểm Agribank sẽ chi trả bảo hiểm lên tới 46 triệu đồng/tài khoản/năm nếu không may rủi ro mất tiền trong tài khoản. Như vậy, ước tính mức phí mỗi tháng chỉ 6.500 đồng là rất phù hợp với khách hàng. Sau này, mức chi trả bồi thường bảo hiểm sẽ được thiết kế cao hơn thì mức phí cũng sẽ được tăng theo./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank tài trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hậu Giang
10:37' - 26/04/2024
Nguồn chi trả kịp thời của Bảo hiểm Agribank vừa giúp người dân giảm gánh nặng trả nợ đã vay, vừa giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn của nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank hợp tác SaveMoney triển khai bảo hiểm trên nền tảng Zalopay
16:23' - 24/04/2024
Khách hàng có thể truy cập mục "Mua bảo hiểm" trên ZaloPay để trải nghiệm sản phẩm với quy trình đăng ký nhanh chóng, đơn giản và thanh toán hoàn toàn trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank hỗ trợ học sinh tại tỉnh Yên Bái
16:08' - 17/04/2024
Với tinh thần trách nhiệm và sẻ chia, không chỉ đóng góp tích cực cho cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Bảo hiểm Agribank chú trọng thực hiện hoạt động an sinh xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,