Nhận diện các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EAEU

07:20' - 22/11/2016
BNEWS Gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu; trong đó 59,3% xóa bỏ ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực, đây được xem là lợi thế lớn cho Việt Nam
Hồ tiêu, muốn xuất khẩu mang lại giá trị cao thì phải chế biến sâu. Ảnh: Dương Chí Tưởng-TTXVN

Với gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu; trong đó 59,3% xóa bỏ ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực - đây được xem là lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EAEU.

Sau hơn hai năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu đã chính thức được ký kết vào ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 5/10/2016, với cam kết cắt, giảm 90% dòng thuế.

Trong Hiệp định, với mặt hàng gạo, Liên minh chỉ cho Việt Nam mức hạn ngạch xuất khẩu là 10.000 tấn/năm với thuế suất 0% và áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc (MFN) ngoài hạn ngạch thay vì 0%.

Như vậy lợi thế cho gạo là không nhiều.

Các mặt hàng: chè, cà phê, hồ tiêu - những thế mạnh của Việt Nam, muốn xuất khẩu mang lại giá trị cao thì phải chế biến sâu, nhưng các sản phẩm này chỉ được hưởng lợi thuế 0% ở những sản phẩm thô, còn chế biến sâu không được hưởng lợi.

Với các mặt hàng dệt may, giày dép, đa phần thuế sẽ giảm từ 10% xuống 0%.

Đồng thời phía Liên minh châu Âu cũng áp dựng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam kết.

Do vậy lợi ích ưu đãi với những mặt hàng này bị hạn chế một phần.

Riêng thủy sản lợi thế nhất ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam sẽ giảm từ 10% xuống còn 0%; trong đó có nhóm hàng thủy sản chế biến của Việt Nam đã đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục