Nhân lực ngành an toàn thông tin mạng cần cả “lượng” và “chất”
Đến nay, trình độ nhân lực an toàn thông tin ở Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, trong đó hàng ngàn chuyên gia an toàn thông tin của nước ta đã được cấp chứng chỉ quốc tế.
Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực phục vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam vẫn cần đảm bảo, quan tâm hơn nữa về cả lượng và chất của nguồn nhân lực.
Tăng quân số
Theo Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hiện có 8/8 cơ sở đào tạo trọng điểm đã tuyển sinh đào tạo hệ chính quy thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân về an toàn thông tin để triển khai Đề án 99.Ông Nguyễn Huy Dũng (Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin) cho biết, qua 4 năm triển khai Đề án 99, cả nước đã có hơn 4.800 học viên được đào tạo về an toàn an ninh thông tin. 80% số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm.
Các cơ sở đào tạo trọng điểm đã cử được 91 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn an ninh thông tin tại nước ngoài, trong đó có 63 tiến sĩ, 18 thạc sĩ.
Đến cuối năm 2017, cả nước đã có 953 kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ về an toàn an ninh thông tin tốt nghiệp. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020 có 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an ninh an toàn thông tin, kết quả đào tạo sau 4 năm thực hiện đã đạt khoảng 47% mục tiêu của Đề án 99.
Bên cạnh đó, Cục An toàn Thông tin đã phối hợp với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin tổ chức các cuộc thi an ninh mạng toàn cầu, hướng nghiệp cho sinh viên an toàn thông tin, hội chợ việc làm cho sinh viên… Trong đó, hội chợ việc làm được tổ chức tại Học viện Bưu chính Viễn thông (Hà Nội) và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 đã thu hút hơn 5.000 sinh viên tham dự và khoảng 60 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng, Tập đoàn Công nghệ BKAV chia sẻ: Công nghệ và internet phát triển, sinh viên có thể học công nghệ từ xa nhưng vẫn phải thực tế tham gia giải quyết công việc mới xác định được năng lực.
Chọn học ngành công nghệ, sinh viên cần xác định phải vừa học, vừa làm, khi thực sự đi làm vẫn phải tiếp tục học hỏi, cập nhật để theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án 99, hiện nhiều sinh viên ngành an toàn thông tin đang thiếu kỹ năng mềm để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc.Ông Khổng Huy Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ an ninh Không gian mạng Việt Nam cho biết: Công ty không chỉ cần nhân viên giỏi công việc, có trình độ tiếng Anh đủ dùng, mà thật sự cần những người có tư duy giải quyết vấn đề nhanh.
Sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp nhìn chung vẫn còn thiếu các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, làm báo cáo, thuyết trình, phản biện…
Cần đầu tư cho chất lượng chuyên môn Đề án 99 cũng đặt ra mục tiêu đưa 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an ninh an toàn thông tin ở nước ngoài. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2017 mục tiêu này mới chỉ đạt khoảng 22%. Đề án cũng đưa ra chỉ tiêu đưa 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia an ninh an toàn thông tin cho rằng, về lâu dài Việt Nam cần có thêm cơ sở đào tạo an ninh an toàn thông tin uy tín ở trong nước. Bởi trong lĩnh vực an ninh an toàn thông tin, các chuyên gia an toàn thông tin nước ngoài sẽ không chia sẻ hết những kinh nghiệm phòng chống tấn công mạng do đây luôn là thông tin bí mật của các đơn vị.
Ngoài ra, nguồn lực tài chính cũng là khó khăn cơ bản quyết định chất lượng và số lượng đội ngũ nhân lực an toàn thông tin. Trong giai đoạn 3 năm đầu triển khai Đề án 99 (2014-2017), tổng kinh phí được cấp chỉ bằng 20-25% tổng mức kinh phí dự kiến.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết: Tại Việt Nam đang tồn tại sự mất cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực bố trí cũng như nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin. Trong thời đại kỷ nguyên số, nền công nghệ của một quốc gia không chỉ dựa vào lợi thế về vốn, công nghệ và tài nguyên khoáng sản sẵn có mà còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo, khả năng cập nhật kỹ năng, kiến thức của đội ngũ nhân lực. Trong đó, ngành an toàn, an ninh thông tin mạng luôn đòi hỏi mỗi chuyên gia phải thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong phòng chống các cuộc tấn công mạng chứ không “ngồi chờ” sự cố xảy ra để khắc phục hậu quả. Thời gian qua, trong ngành thông tin đã có sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, tập đoàn, doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước để mở thêm các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin. Đây là việc làm cần thiết, góp phần thu hút thêm vốn đầu tư từ các đơn vị tham gia học tập, đào tạo.Bên cạnh đó, để chuẩn bị hội nhập trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên phải thực sự nỗ lực, chủ động học tập, nghiên cứu tại giảng đường, vừa phải tham gia thực hành các kỹ năng tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, các cơ sở đã tuyển sinh đào tạo đại học và sau đại học ngành an toàn an ninh thông tin mặc dù đã đáp ứng được về số lượng, nhưng chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng đào tạo và sau đào tạo sẽ tiếp tục là vấn đề cần sự quan tâm đầu tư toàn diện của toàn hệ thống các đơn vị trong ngành công nghệ thông tin từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đến bản thân sinh viên thời đại công nghệ. Ông Phạm Duy Hậu, giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên học hết năm thứ ba sẽ đi thực tập.Đến năm thứ tư, 17/25 sinh viên đã có thể vừa học vừa có việc làm. Lĩnh vực an toàn thông tin rất rộng, để nắm được và làm được việc trên tất các lĩnh vực thì rất khó. Vì vậy, muốn giỏi về an toàn thông tin, thì phải đầu tư công sức nhiều hơn theo nguyên tắc chọn học nền tảng công nghệ thật chắc, từ đó đầu tư cho lĩnh vực mình yêu thích.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
"Huyền thoại" làng bảo mật thế giới đến Việt Nam bàn về an toàn an ninh mạng
16:50' - 16/01/2018
Ông Mikko Hypponen, “cha đẻ” của khái niệm “diệt virus”, "huyền thoại của làng bảo mật thế giới” sẽ tham dự hội thảo “An toàn thông tin 4.0 - Thực trạng và sáng kiến” ngày 18/1.
-
Kinh tế tổng hợp
Tăng cường đảm bảo an ninh mạng
12:28' - 22/12/2017
Ngày 22/12, Sở Thông và Truyền thông thành phố Hải Phòng và Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã ký kết Quy chế phối hợp về đảm bảo an toàn thông tin mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Phần mềm Kaspersky bị cấm sử dụng do lo ngại "an ninh mạng"
11:23' - 22/12/2017
Lítva sẽ buộc ngừng và thay thế các phần mềm của Công ty sản xuất và cung cấp phần mềm bảo mật hàng đầu thế giới Kaspersky Lab - có trụ sở tại Moskva, Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ buộc tội 3 chuyên gia an ninh mạng Trung Quốc đánh cắp thông tin
10:36' - 28/11/2017
Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội 3 chuyên gia an ninh Trung Quốc tấn công mạng và đánh cắp tài liệu từ ba công ty lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy công trình
11:25'
Trình tự kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể được kết hợp với kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo trình tự được quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
11:11'
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò quốc tế tại Hội nghị FfD4
10:16'
Sáng 1/7 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã dự và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển (FfD4).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp lại giang sơn và sức mạnh đoàn kết: Để nghị quyết Đảng thấm sâu vào thực tiễn
08:43'
Không sắp xếp lại hệ thống hành chính, đổi mới phương pháp quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì đất nước sẽ chậm phát triển. Đó là yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.