Nhân tố Indonesia trong định hình chính sách của ASEAN
Tại Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Australia tại Sydney hồi tháng Ba năm ngoái, Thủ tướng Australia khi đó là ông Malcolm Turnbull đã nhắc lại rằng nước này tin tưởng vào vai trò trung tâm ASEAN. Việc cựu Thủ tướng Australia nhấn mạnh lại vấn đề đó cho thấy quốc gia này tiếp tục coi trọng ASEAN trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động.
Trong hai năm qua, Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ đã tái lập cuộc họp của nhóm bộ Tứ ở cấp chính thức cao cấp hơn mức cuộc gặp của các bộ trưởng. Cùng với Trung Quốc, bốn quốc gia này là các cường quốc hải quân khu vực. Các thành viên nhóm bộ Tứ cam kết với khái niệm về “Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Mở (FOIP)” mặc dù có sự khác biệt về ý nghĩa của mỗi quốc gia theo thuật ngữ đó. Khi Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi trật tự chiến lược khu vực, các cường quốc ngoài ASEAN đã chuyển sang tư duy phản biện. Việc ASEAN tiếp tục thể hiện đóng vai trò trung tâm trong suy nghĩ của các quốc gia bộ Tứ phụ thuộc vào cách tổ chức này phản ứng với các vấn đề của khu vực. Nếu ASEAN muốn duy trì tính trung tâm ngoại giao thì phải thay đổi tư duy và Indonesia là quốc gia nắm giữ "chìa khóa".Thoạt nhìn, FOIP là một sự tái khẳng định trật tự dựa trên các quy tắc kinh tế và an ninh đã tồn tại kể từ sau Thế chiến II, đặc biệt là tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do của các khu vực và toàn cầu như hàng không, hàng hải, không gian mạng và cách thức các quốc gia tiến hành quan hệ kinh tế.Các quốc gia ASEAN nên thoải mái với các nguyên tắc của FOIP trong việc bảo vệ quyền lợi của tất cả các quốc gia bất kể quy mô và quyền lực. Nhưng phản ứng của các quốc gia ASEAN có vẻ chưa cho thấy rõ điều này, nhiều quốc gia thành viên ASEAN chưa dám bộc lộ quan điểm của mình do còn e ngại Trung Quốc.Có những lo ngại rằng sự thay đổi và mở rộng trọng tâm địa chiến lược từ châu Á-Thái Bình Dương sang Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ làm giảm tính trung tâm ngoại giao và sự phù hợp của ASEAN, mặc dù các cuộc họp do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã bao gồm Ấn Độ và Thái Bình Dương. Việc mối quan tâm mới được tìm thấy ở Ấn Độ-Thái Bình Dương là một sáng kiến của ba thành viên ngoài ASEAN làm tăng sự e ngại trong ASEAN rằng các sự kiện và thảo luận ngoại giao có thể vượt qua cả vai trò trung tâm của ASEAN.Hơn nữa, các quốc gia ASEAN tìm cách quản lý các mối quan hệ với các cường quốc bằng cách áp dụng các nguyên tắc của tính bao gồm và tính trung lập (tối đa hóa đòn bẩy ngoại giao thông qua bảo vệ đặc quyền của mình để xác định các thuật ngữ này có nghĩa gì). Nếu ASEAN được xem là hỗ trợ cho FOIP, phần lớn nhằm vào Trung Quốc thì sự cam kết của tổ chức này đối với các nguyên tắc của FOIP sẽ làm thay đổi rất nhiều đến cách thức giải quyết các vấn đề quốc tế hiện nay và nó cũng sẽ làm chia rẽ ASEAN.Thách thức đối với ASEAN là những gì hoạt động tốt trong quá khứ sẽ kém hiệu quả trong môi trường mới hiện nay. Trung Quốc đang ngày càng thách thức vai trò của Mỹ ở khu vực và các khía cạnh của trật tự dựa trên các quy tắc khi hiện nay họ đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện việc này. Chiến lược lớn của Trung Quốc là làm suy yếu vai trò chiến lược của Mỹ và làm giảm uy tín của Washington, với tư cách là nhà cung cấp bảo mật và dần dần phá hủy hệ thống liên minh.Các nguyên tắc trung lập và bao gồm của ASEAN rất phù hợp với môi trường không có bất đồng lớn giữa các cường quốc. Các nguyên tắc như vậy bị căng thẳng, thách thức khi cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và các đồng minh diễn ra và đặc biệt là căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.Hơn nữa, việc ASEAN có thiên hướng tránh xung đột đã khiến tổ chức này và nhiều quốc gia thành viên của mình có đường lối mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc đối với về vấn đề Biển Đông. Điều này đang xảy ra ngay cả khi Trung Quốc đang có các hành động cải tạo quy mô lớn và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông theo cách làm thay đổi cán cân chiến lược theo hướng có lợi cho họ.Chỉ năm trong số 10 quốc gia ASEAN hiện có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ, Nhật Bản và Australia đang trở nên ít đồng cảm hơn với viễn cảnh bất đồng về Biển Đông chủ yếu là vấn đề giữa Trung Quốc-ASEAN và sẽ không ngồi yên nếu Bắc Kinh tiếp tục đạt được những tiến bộ chiến lược trong vùng biển quốc tế đó.
Do đó, vai trò trung tâm của ASEAN chỉ có ý nghĩa nếu tính trung tâm của nó được các cường quốc bên ngoài chấp nhận. Sự thiếu kiên nhẫn với ASEAN sẽ tăng lên nếu tổ chức này không biết cách vượt qua các thách thức khu vực, làm ảnh hưởng đến lợi ích, an ninh của các cường quốc bên ngoài.Jakarta thoải mái với khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, một phần nhờ vào địa lý của đất nước như là một cửa ngõ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Indonesia sẵn sàng nói chuyện cởi mở và thẳng thắn về những vi phạm của Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông.Trong một bài phát biểu vào tháng Một năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi đã tăng sự quan tâm của Indonesia trong việc lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á khác xây dựng khuôn khổ khu vực tự do và cởi mở cho Ấn Độ-Thái Bình Dương. Mục đích rõ ràng là đảm bảo ASEAN áp dụng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương để bảo vệ lợi ích của các thành viên.Đây không phải là điều đơn giản và không suy nghĩ về các ưu tiên của Mỹ và đồng minh. Nó báo hiệu một cách tiếp cận chủ động để thúc đẩy các lợi ích của Đông Nam Á trong một môi trường ngày càng bất ổn và nguy hiểm mà đòi hỏi ASEAN phải góp phần tìm ra cách giải quyết để nhằm duy trì sự ổn định khu vực.Đó là một cách xây dựng để tham gia với Mỹ và các đồng minh và thậm chí tìm cách định hình các ưu tiên sau này theo cách phục vụ lợi ích của các quốc gia thành viên ASEAN. Có vẻ như Indonesia hiểu rằng tương lai ASEAN đang bị đe dọa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam khẳng định nỗ lực của ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển
09:41' - 13/02/2019
Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơn gió ngược trên toàn cầu tạo lực đẩy cho ASEAN hội nhập
15:52' - 11/02/2019
Những nguy cơ tiềm ẩn của bất ổn kinh tế vĩ mô làm chậm lại kinh tế toàn cầu có thể trở thành đòn bẩy giúp ASEAN đẩy nhanh tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam giành 15 giải thưởng du lịch ASEAN
18:02' - 18/01/2019
Sau 5 ngày diễn ra tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Diễn đàn Du lịch ASEAN - ATF 2019 đã chính thức khép lại với Lễ bế mạc được tổ chức chiều 18/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Hạ Long.
-
Kinh tế Thế giới
Những dự báo cho kinh tế ASEAN trong năm 2019
19:29' - 11/01/2019
Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nhiều thách thức lớn, chẳng hạn như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và kế hoạch tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05' - 27/11/2024
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56' - 27/11/2024
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30' - 27/11/2024
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29' - 27/11/2024
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23' - 27/11/2024
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47' - 27/11/2024
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26' - 27/11/2024
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05' - 27/11/2024
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.