Việt Nam khẳng định nỗ lực của ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), khóa họp 57 của Ủy ban Phát triển xã hội trực thuộc Hội đồng Kinh tế-Xã hội LHQ (ECOSOC) vừa khai mạc tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ, với chủ đề "Xử lý bất bình đẳng và thách thức đối với hòa nhập xã hội thông qua các chính sách lương, tài khóa và bảo trợ xã hội".
Tham dự khóa họp có đại diện các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ và nhiều đại biểu thanh niên.
Trong phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch ECOSOC Valentin Rybakov nhấn mạnh bất bình đẳng đã trở thành vấn đề thời sự nổi bật, đồng thời cho rằng một thế giới cùng tồn tại cả hai trạng thái “cực giàu” và “cực nghèo” là một thế giới của sự xung đột.
Trên thế giới, bất bình đẳng thu nhập gia tăng tại nhiều quốc gia, khoảng cách chênh lệch trong giáo dục, y tế còn rất lớn; thực trạng này cho thấy thế giới chưa đi đúng hướng. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho Ủy ban Phát triển xã hội là tìm tòi và đề xuất các hành động cần thiết để điều chỉnh hướng đi, hướng đến mục tiêu chia sẻ sự thịnh vượng và giàu có.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 73, bà María Espinosa Garcés chuyển tới phiên họp thông điệp: chủ nghĩa đa phương là phương tiện duy nhất và tốt nhất để ứng phó với những thách thức toàn cầu đang cản trở phát triển bền vững. Trong đó, xử lý bất bình đẳng là nhiệm vụ cấp bách, bởi nếu không, những tiến bộ của nhân loại sẽ không bao giờ đến được với những người đang bị bỏ lại xa nhất ở phía sau.
Chủ tịch Đại hội đồng nhấn mạnh năm 2019 là năm bản lề với việc lần đầu tiên tổ chức hai kỳ họp Diễn đàn chính trị cấp cao cả trong khuôn khổ ECOSOC và Đại hội đồng LHQ để rà soát tiến độ triển khai Chương trình nghị sự 2030, thúc đẩy động lực chính trị và kêu gọi hành động để hiện thực hóa các mục tiêu và kỳ vọng đặt ra.
Cũng tại phiên khai mạc, bà Amina Mohammed, Phó Tổng Thư ký LHQ cho biết chủ đề khóa họp năm nay rất phù hợp với các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 trong bối cảnh thế giới hiện có 1,3 tỷ người đối mặt tình trạng nghèo đa chiều, 3 tỷ người không có việc làm bền vững và 4 tỷ người không được hưởng bất kỳ một hình thức bảo trợ xã hội nào.
Chia sẻ về giải pháp, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm các khoản chi tiêu công dành cho bảo trợ xã hội thông qua các biện pháp tài chính sáng tạo, cải tổ quản lý thuế và ngăn chặn các dòng tài chính bất hợp pháp, cũng như cần thiết lập các sàn an sinh xã hội quốc gia.
Phát biểu thay mặt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, chia sẻ quan ngại chung về tình trạng bất bình đẳng tiếp diễn cả ở trong từng quốc gia và giữa các quốc gia. Chính vì vậy, cơ hội tiếp cận y tế, việc làm của từng nước không đồng đều do sự phân biệt về giới, phân biệt giữa nông thôn và thành thị cũng như nhiều yếu tố khác.
Trong khi đó, các thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai, môi trường suy thoái ngày càng gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới, đe dọa nỗ lực chung hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đại sứ Đặng Đình Quý đã nhấn mạnh mối liên hệ và gắn kết chặt chẽ giữa các vấn đề mà thế giới đang đối mặt đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện và phối hợp chính sách đồng bộ nhằm xử lý tất cả các khía cạnh của bất bình đẳng.
Chia sẻ kinh nghiệm của ASEAN, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI), một khuôn khổ hợp tác để các nước phát triển hơn hỗ trợ các nước khác, tạo điều kiện cho tất cả các nước ASEAN cùng phát triển và chia sẻ lợi ích từ tiến trình liên kết khu vực.
ASEAN nhận thức rõ vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ thông tin, tận dụng các cơ hội mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại để phục vụ lợi ích của người dân, điển hình như việc thành lập Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN với 3 mục tiêu cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Đại sứ cũng khẳng định cam kết của ASEAN về nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, thanh niên thông qua nhiều chương trình, sáng kiến thiết thực như Kế hoạch hành động khu vực lồng ghép các quyền của người khuyết tật, Ngày thanh niên hành động ứng phó biến đổi khí hậu, cũng như các nỗ lực thúc đẩy việc làm bền vững, bảo đảm môi trường làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động thông qua các chương trình về an toàn lao động, phát triển việc làm xanh…
Đại sứ nêu bật hiệu quả hợp tác giữa ASEAN và LHQ thông qua đối thoại liên ngành, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn, xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, và qua đó, khẳng định ý nghĩa thiết yếu của hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để cùng phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chương trình nghị sự 2030./.
>> Cơn gió ngược trên toàn cầu tạo lực đẩy cho ASEAN hội nhập- Từ khóa :
- asean
- việt nam
- liên hợp quốc
- lhq
- hội đồng kinh tế xã hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơn gió ngược trên toàn cầu tạo lực đẩy cho ASEAN hội nhập
15:52' - 11/02/2019
Những nguy cơ tiềm ẩn của bất ổn kinh tế vĩ mô làm chậm lại kinh tế toàn cầu có thể trở thành đòn bẩy giúp ASEAN đẩy nhanh tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2019.
-
DN cần biết
Lào bỏ thuế nhập khẩu với hơn 8.000 mặt hàng của ASEAN
10:52' - 24/01/2019
Bộ Kế hoạch Đầu tư Lào cho biết đã giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với 8.536 mặt hàng nhập từ các nước thành viên ASEAN, như là một phần trong nỗ lực nhằm thiết lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam giành 15 giải thưởng du lịch ASEAN
18:02' - 18/01/2019
Sau 5 ngày diễn ra tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Diễn đàn Du lịch ASEAN - ATF 2019 đã chính thức khép lại với Lễ bế mạc được tổ chức chiều 18/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Hạ Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 22
15:21' - 17/01/2019
Ngày 17/1, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 22 chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.