Nhật Bản chính thức dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021, toàn bộ 47 tỉnh tại Nhật Bản không phải áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp ở bất kỳ hình thức nào.
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng từng bước các biện pháp hạn chế để nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội song song với các biện pháp phòng chống làn sóng dịch bệnh COVID-19 tiếp theo.
Khi lệnh tình trạng khẩn cấp dần được dỡ bỏ, lĩnh vực du lịch của Nhật Bản cũng có dấu hiệu khởi sắc với số lượng đặt chỗ các chương trình du lịch trong nước bắt đầu tăng, trong khi các nhà hàng và các công viên chủ đề chuẩn bị đón số lượng khách dự kiến sẽ tăng.
Chính phủ sẽ tiếp tục yêu cầu các cơ sở bán thực phẩm đóng cửa trước 20h hằng ngày và những cơ sở có các biện pháp phòng dịch hiệu quả được phép kéo dài thời gian phục vụ đến 21h. Những quy định này được áp dụng trong một tháng tới.
Chính quyền vùng đô thị Tokyo cũng quyết định ban hành chứng nhận biện pháp phòng dịch đầy đủ với những cơ sở đạt yêu cầu, qua đó cho phép các cơ sở này phục vụ đồ uống có cồn. Số lượng tối đa khán giả tham gia các sự kiện thể thao lớn được nâng lên là 10.000 người, gấp đôi mức 5.000 trong thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp.
Tháng 8 vừa qua, khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh, có ngày Nhật Bản ghi nhận tới 25.000 ca mắc mới. Hiện nay, số ca mắc mới tại nước này đã giảm, với hơn 1.500 ca ghi nhận trong ngày 30/9 trên cả nước.
* Cùng ngày, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo trong tháng 11 tới, các bang đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ lên tới 80% dân số sẽ mở trở lại cho hoạt động đi lại quốc tế, bắt đầu với bang đông dân nhất ở nước này là New South Wales.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Morrison nói: "Đã đến lúc trả lại cuộc sống cho người dân Australia. Chúng ta đã bảo vệ được mạng sống của nhiều người. Chúng ta đã cứu được nhiều sinh kế, nhưng chúng ta cũng phải cùng nhau nỗ lực để đảm bảo rằng người dân Australia có thể có lại cuộc sống mà họ đã từng có ở đất nước này."
Hiện bang New South Wales đang thực hiện thí điểm việc cách ly tại nhà. Nếu chương trình này thành công, công dân Australia và những người có thị thực thường trú được tiêm chủng đầy đủ khi nhập cảnh về nước tại bang này sẽ được cách ly tại nhà trong một tuần, thay vì phải cách ly tại khách sạn trong hai tuần.
Để được cách ly tại nhà, các du khách phải được tiêm chủng đầy đủ hai liều vaccine đã được phê duyệt, trừ trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người được miễn trừ về mặt y tế. Hiện các loại vaccine phòng COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Moderna và Janssen đã được công nhận ở Australia.
Cơ quan Quản lý hàng hóa trị liệu Australia (TGA) cũng vừa ra khuyến cáo hai loại vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) sản xuất và Covishield do Ấn Độ sản xuất sẽ được coi là "vaccine được công nhận" khi xác định du khách nhập cảnh đã được tiêm chủng phù hợp hay chưa. Việc công nhận hai loại vaccine này sẽ loại bỏ một rào cản lớn đối với nhiều sinh viên quốc tế muốn học tập tại Australia.
Thủ tướng Morrison cũng cho biết chính phủ của ông sẽ xem xét việc đi lại không phải cách ly giữa một số quốc gia nếu điều này bảo đảm an toàn dịch bệnh, tương tự như đã áp dụng với New Zealand. Chính phủ Australia cũng dự kiến sẽ duy trì yêu cầu xét nghiệm trước khi lên máy bay và đang cân nhắc cho phép sử dụng phương pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho mục đích đi lại.
Trong khi chờ các chuyến bay thương mại ra nước ngoài được khôi phục cho những người dân Australia được tiêm chủng đầy đủ, các hãng hàng không quốc tế đã thông báo một số điểm đến quốc tế đầu tiên như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Canada và Fiji.
Chính phủ liên bang Australia đã đóng cửa biên giới quốc gia vào tháng 3/2020 để đối phó với đại dịch COVID-19. Nước này ghi nhận hơn 107.000 ca nhiễm COVID-19 và khoảng 1.300 người tử vong tính từ đầu đại dịch đến nay. Số ca nhiễm và ca tử vong tại nước này duy trì ở mức thấp nhờ chính sách đóng cửa biên giới nghiêm ngặt giữa các bang và các nước/vùng lãnh thổ./.
>>>"Sống chung" với COVID-19: Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng “hộ chiếu” và “thẻ xanh” vaccine
16:40' - 29/09/2021
Với mục tiêu mở cửa trở lại và xác định chung sống với COVID-19, nhiều quốc gia đã áp dụng hình thức “hộ chiếu vaccine” và “thẻ xanh vaccine”.
-
Kinh tế tổng hợp
Cách nước Pháp thúc đẩy người dân vượt qua tâm lý chần chừ tiêm vaccine
17:50' - 28/09/2021
Ở thời điểm nước Pháp bắt đầu chiến dịch tiêm chủng COVID-19 hồi đầu năm nay, quốc gia này là một trong những nước có tỷ lệ người dân do dự tiêm phòng cao nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.