Nhật Bản có thể thiệt hại 20 tỷ USD từ việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các chuyên gia kinh tế dự báo việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Nhật Bản có thể sẽ gây thiệt hại ít nhất 20 tỷ USD cho nền kinh tế nước này.
Ông Toshihiro Nagahama, chuyên gia kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, dự báo việc Nhật Bản mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ra ba tỉnh phía Tây có thể gây thiệt hại khoảng 2.100 tỷ yen (khoảng 20,1 tỷ USD), hay 0,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dự báo này được đưa ra với giả định tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào ngày 7/2/2021. Theo chuyên gia Nagahama, việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp sẽ khiến 109.000 người mất việc làm nếu Chính phủ không có biện pháp nào để hỗ trợ cho nền kinh tế. Trong khi đó, ông Yoshimasa Maruyama, chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán SMBC Nikko, dự báo nền kinh tế Nhật Bản có thể suy giảm 1,5% nếu phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được mở rộng ra các tỉnh Osaka, Kyoto, Hyogo, Aichi và Gifu trong thời gian dài hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Trước đó, ông Maruyama dự báo GDP thực tế của Nhật Bản sẽ giảm 1,2% nếu tình trạng khẩn cấp được áp dụng ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận. Trước đó, ngày 7/1, Thủ tướng Yoshihide Suga đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở thủ đô Tokyo và ba tỉnh lân cận, gồm Chiba và Kanagawa, Saitama, trong thời gian từ ngày 8/1 đến ngày 7/2. Sau đó, ngày 13/1, ông tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp này ra 7 tỉnh khác, gồm tỉnh Aichi, Tochigi và Gifu ở miền Trung, Osaka, Hyogo và Kyoto ở phía Tây, và Fukuoka ở phía Nam. Năm ngoái, Nhật Bản cũng đã từng ban bố tình trạng khẩn cấp trong các tháng 4 và 5/2020, và hậu quả là trong quý 2/2020, GDP thực tế của nước này đã giảm tới 28,1% so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng 40 năm qua.Mặc dù các biện pháp được áp dụng khi ban bố tình trạng khẩn cấp lần này bớt nghiêm ngặt và có phạm vi tác động hạn chế hơn so với năm ngoái nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo việc tái ban bố tình trạng khẩn cấp vẫn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiêu dùng cá nhân - một trong hai trụ cột tăng trưởng chính của nền kinh tế Nhật Bản, và do đó, GDP thực tế của Nhật Bản trong quý I/2021 sẽ một lần nữa giảm./.
>>Dịch COVID-19: Nhật Bản mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản sẽ tạm ngừng cấp phép nhập cảnh cho người của một số nước
16:32' - 13/01/2021
Các quan chức Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ tạm dừng cấp phép nhập cảnh đối với những người đi lại vì mục đích công việc đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do Nhật Bản chậm trễ trong việc phát triển vaccine COVID-19
18:36' - 11/01/2021
Báo Asahi mới đây có bài viết đánh giá về việc các công ty của Nhật Bản chậm trễ trong cuộc đua nghiên cứu phát triển vaccine phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.