Nhật Bản công bố dự luật sửa đổi loại Hàn Quốc khỏi "Danh sách Trắng"
Theo hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), ngày 7/8, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố dự luật sửa đổi, loại Hàn Quốc khỏi "Danh sách Trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy, sau khi Nội các Nhật Bản phê chuẩn văn kiện này tuần trước.
Văn kiện sẽ có hiệu lực từ ngày 28/8 tới.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước gia tăng, ngày 2/8 vừa qua, Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phê chuẩn loại Hàn Quốc ra khỏi "Danh sách Trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy.
Theo đó, khoảng hơn 1.000 mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc sẽ phải trình chính phủ phê duyệt từng đơn hàng. Tokyo cũng có thể tùy ý điều chỉnh thời gian thẩm định các đơn hàng xuất khẩu.
Động thái trên của Nhật Bản có thể sẽ khiến hoạt động xuất khẩu sang Hàn Quốc bị trì hoãn và tác động nghiêm trọng tới các ngành công nghệ Hàn Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào vật liệu của Nhật Bản.
Ngay sau đó, cùng ngày 2/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki tuyên bố biết nước này cũng sẽ loại Nhật Bản ra khỏi "Danh sách Trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy của Hàn Quốc.
Quan hệ giữa Seoul và Tokyo gia tăng căng thẳng kể từ khi Nhật Bản hồi tháng trước siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF).
Seoul cho rằng đây là động thái trả đũa của Tokyo trong bối cảnh hai nước tranh cãi về vấn đề bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945.
Năm ngoái, Tòa án Tối cao Hàn Quốc phán quyết các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động thời chiến.
Phía Nhật Bản bác bỏ các phán quyết trên, cho rằng tất cả các vấn đề bồi thường đã được giải quyết theo thỏa thuận giữa hai chính phủ năm 1965 khi hai nước bình thường hóa quan hệ.
Phát biểu tại họp báo ngày 6/8 vừa qua tại thành phố Hiroshima nhân dịp tham dự lễ tưởng niệm 74 năm ngày thành phố bị ném bom nguyên tử, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng Hàn Quốc đã "đơn phương" vi phạm thỏa thuận giải quyết vấn đề bồi thường cho các lao động thời chiến, đồng thời kêu gọi Seoul tuân thủ thỏa thuận vốn là cơ sở để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước này.
Phản ứng về phát biểu trên của ông Abe, ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản đồng nghĩa Tokyo thừa nhận rằng biện pháp trả đũa kinh tế Seoul là xuất phát từ vấn đề trong quá khứ.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã đưa ra văn bản bày tỏ lập trường dưới danh nghĩa Thứ trưởng Cho Se-young.
Theo đó, Seoul khẳng định "hành động trả đũa kinh tế vô lý" của Tokyo không phải là để kiểm soát xuất khẩu, mà xuất phát từ các vấn đề trong quá khứ, đồng thời kêu gọi Chính phủ Nhật Bản từ bỏ những động thái "gây tổn hại trật tự thương mại tự do, phủ nhận quá khứ"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản: Những dự án vì cộng đồng
16:42' - 06/08/2019
Với sáng kiến trên, Dự án Năng lượng điện quang nông nghiệp Koshi đã giành giải thưởng “Điện Mặt Trời của Năm” (Solar Power of the Year) thuộc hệ thống Giải thưởng năng lượng châu Á.
-
Ngân hàng
EU và Nhật Bản có bị ảnh hưởng nếu căng thẳng tiền tệ Mỹ-Trung kéo dài?
15:51' - 06/08/2019
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, sẽ có những nước khác cảm nhận được “sức nóng” từ cuộc chiến thương mại. Trong số đó, châu Âu và Nhật Bản có lẽ sẽ là những bên chịu thiệt hại không nhỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Du khách Hàn Quốc tới Nhật Bản bất ngờ giảm mạnh
14:18' - 06/08/2019
Người dân Hàn Quốc đang chuyển sang đi du lịch các nước ở khu vực Đông Nam Á thay vì đến Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45' - 02/07/2022
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh
16:18' - 02/07/2022
Số liệu do Gas Infrastructure Europe (GIE) công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi
14:11' - 02/07/2022
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi tại vùng biển liên bang trong vòng 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Hong Kong tăng mạnh sau 25 năm
13:55' - 02/07/2022
Sau 25 năm, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã tăng từ 50,77 tỷ USD lên 360,33 tỷ USD, tăng 7,1 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn – Mỹ thảo luận việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga
13:40' - 02/07/2022
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thảo luận phương án áp giá trần đối với dầu thô của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thông báo sửa chữa cả hai đường ống của Dòng chảy phương Bắc
10:58' - 02/07/2022
Công ty Nord Stream AG ngày 1/7 đã xác nhận việc tạm thời ngừng hoạt động cả hai đường ống của tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc từ ngày 11/7 đến 21/7 do sửa chữa theo lịch trình hàng năm.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Ấn Độ và Nga thảo luận về năng lượng và lương thực
09:27' - 02/07/2022
Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm, thảo luận về các vấn đề liên quan thị trường năng lượng và lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất tại châu Á đình trệ
20:20' - 01/07/2022
Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ vào tháng Sáu vừa qua, do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung từ việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc cao nhất trong vòng 25 năm
18:08' - 01/07/2022
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) ngày 1/7 công bố số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm, trong đó ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt 10,3 tỷ USD.