Nhật Bản cử thêm chuyên gia hỗ trợ Mauritius xử lý sự cố tràn dầu
Trong tuyên bố đưa ra ngày 17/8, Đại sứ quán Nhật Bản tại Mauritius cho biết đội chuyên gia gồm 7 người sẽ rời Nhật Bản trong ngày 18/8 và mang theo các nguyên vật liệu như chất hấp thụ dầu tràn.
Tuyên bố nêu rõ: "Sự cố tràn dầu này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường ven biển ở miền Đông Nam của Mauritius và chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tới ngành du lịch của quốc đảo này. Nhật Bản đã quyết định cử đội chuyên gia (đến Mauritius) sau khi cân nhắc tổng thể và toàn diện mọi hoàn cảnh, bao gồm yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp từ Chính phủ Cộng hòa Mauritius và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước".
Trước đó, Nhật Bản đã điều một đội ngũ gồm 6 chuyên gia và nhà ngoại giao đến hỗ trợ xử lý sự cố tràn dầu này. Ngoài Nhật Bản, nhiều nước khác cũng đang tích cực hỗ trợ Mauritius khắc phục hậu quả sự cố.
Trong ngày 16/8, một nhóm gồm 10 thành viên thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ đã tới Mauritius, mang theo 28 tấn trang thiết bị như xà lan và thuyền máy. Sau đó 1 ngày, Pháp cũng cho biết sẽ cử 3 chuyên gia tới hỗ trợ Mauritius xử lý chiếc tàu bị mắc cạn. Pháp đã điều các máy bay quân sự, tàu và cung cấp thiết bị nhằm giúp kiểm soát sự cố dầu tràn, vốn cũng đe dọa đảo La Reunion thuộc nước này.
Tàu MV Wakashio thuộc sở hữu của công ty vận tải biển Nagashiki của Nhật Bản, bị mắc cạn tại rạn san hô ở phá Pointe d'Esny của Mauritius ngày 25/7 khi đang trên hành trình từ Trung Quốc đến Brazil và bắt đầu rò rỉ dầu hơn 1 tuần sau đó. Ngày 16/8, Mitsui OSK Lines - công ty vận hành tàu MV Wakashio - thông báo tàu này đã bị vỡ đôi.Theo Mitsui OSK Lines, trên tàu này có hơn 4.000 tấn nhiên liệu, trong đó khoảng 1.180 tấn nhiên liệu đã bị tràn ra vùng nước xung quanh. Mauritius đã ban bố tình trạng khẩn cấp về môi trường trong khi các nhóm cứu hộ, với sự góp sức của nhiều nước trên thế giới, chạy đua với thời gian để bơm hút gần 3.000 tấn dầu còn lại trên tàu. Công việc này gần như hoàn tất trước thời điểm tàu bị vỡ làm đôi. Tuy nhiên. Mitsui OSK Lines xác nhận rằng "một số lượng dầu chưa kịp bơm hút được cho là đã rò rỉ khỏi tàu", nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Chính phủ Mauritius tuyên bố sẽ yêu cầu chủ sở hữu tàu trên và hãng bảo hiểm bồi thường về "tất cả những tổn thất và thiệt hại" liên quan thảm hỏa tràn dầu.
Quốc đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương có khoảng 1,3 triệu dân, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên biển để cung cấp nguồn thực phẩm và phát triển du lịch sinh thái. Mauritius nổi tiếng là một điển hình thành công vừa bảo tồn vừa phát triển, là điểm đến ưa thích đối với những người yêu thiên nhiên.
Sự cố trên bị coi là một thảm họa đối với cả môi trường và kinh tế của Mauritius. Các nhà khoa học cho biết tác động đầy đủ của vụ tràn dầu vẫn đang được xác định nhưng thiệt hại có thể ảnh hưởng đến quốc đảo này trong nhiều thập kỷ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu gây sự cố tràn dầu ở Mauritius đã bị vỡ đôi
21:13' - 16/08/2020
Trong một thông báo, công ty vận hành Mitsui OSK Lines của chiếc tàu chở hàng mắc cạn ngoài khơi quốc đảo Mauritius gây thảm họa tràn dầu đáng lo ngại cho biết chiếc tàu này đã bị vỡ làm đôi.
-
Kinh tế & Xã hội
Thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu Norilsk là hơn 2 tỷ USD
08:48' - 07/07/2020
Theo trang web của Cơ quan Giám sát tài nguyên thiên nhiên LB Nga – Rosprirodnadzor, ước tính thiệt hại về môi trường do vụ ô nhiễm dầu ở Norilsk là gần 148 tỷ ruble (2,06 tỷ USD).
-
Kinh tế & Xã hội
Sơ tán khẩn cấp hàng trăm người để khắc phục sự cố tràn dầu ở miền Trung Philippines
15:06' - 06/07/2020
Hơn 400 người tại một ngôi làng ven biển miền Trung Philippines đã phải sơ tán khẩn cấp sau khi khoảng 250.000 lít dầu (tương đương 66.000 gallon) từ một sà lan dùng làm nhà máy điện nổi tràn ra biển.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga: Sự cố tràn dầu nghiêm trọng ở Siberia
14:34' - 03/06/2020
Giới chức Nga đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi hơn 20.000 tấn dầu diesel tràn vào một con sông ở Siberia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.