Nhật Bản đi ngược lại xu hướng bình thường hóa chính sách tiền tệ của G20
Trong khi thương mại là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Washington, thì một chủ đề khác cũng đáng nhận được sự quan tâm tương tự, đó là xu hướng bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương các nước tham dự hội nghị đều đồng thuận rằng việc cắt giảm các biện pháp kích thích tiền tệ được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2018, nếu tiến hành một cách vội vàng, sẽ gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đồng ý với quan điểm này, Nhật Bản lại rơi vào tình huống khó xử khi là nền kinh tế chủ chốt duy nhất vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Tại cuộc họp báo sau hội nghị, Thống đốc Ngân hàng trung ương Argentina Federico Sturzenegger cho rằng đây là thời điểm phù hợp để rút lại các chính sách kích thích hậu khủng hoảng khi các hoạt động kinh tế đang trên đà khởi sắc. Tuy nhiên, ông Sturzenegger cũng cảnh báo rằng quá trình nên diễn ra một các từ từ và các nước cần nói rõ phương hướng chính sách một cách cẩn thận cho người dân. Tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong ba tháng qua và đánh đi tín hiệu cho hai đợt nữa trong năm nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã cắt giảm chương trình mua trái phiếu của mình và dự định sẽ kết thúc chương trình này vào tháng Chín tới. Ngược lại, Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn kiên trì với chính sách kích thích của mình với hy vọng đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Dù BoJ đã mạnh tay nới lỏng tiền tệ, song giá tiêu dùng cốt lõi, không tính các mặt hàng thực phẩm tươi sống, vẫn tăng chậm lại ở mức 0,9% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái. BoJ được dự đoán sẽ vẫn kiên định với lập trường này sau cuộc họp chính sách sẽ diễn ra vào hai ngày 26-27/4 tới. Trong một phát biểu mới đây tại Washington, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda cho rằng việc Fed bình thường hóa chính sách tiền tệ cho thấy tình hình kinh tế nước này đang cải thiện, và đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế toàn cầu và cả Nhật Bản.Trong khi đó, ông cho biết kinh tế Nhật Bản vẫn đang tiếp tục tăng trưởng ở mức vừa phải, nhưng lạm phát vẫn yếu hơn ở Mỹ và châu Âu, vì vậy BoJ dự định sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng của mình để đạt được mục tiêu lạm phát.
BoJ cũng được dự đoán sẽ duy trì triển vọng đưa lạm phát lên mức 2% cho tài khóa này (kết thúc vào tháng 3/2019) và giữ vững ở mức này đến hết tài khóa tới.>>> Hội nghị mùa Xuân IMF - WB: Nhật Bản quan ngại về chính sách bảo hộ của Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản S.Abe thận trọng đánh giá quyết định của Triều Tiên
10:59' - 21/04/2018
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thận trọng hoan nghênh quyết định của Triều Tiên ngừng thử tên lửa và hạt nhân cũng như đóng cửa một địa điểm thử hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khẳng định không thay đổi chính sách gia tăng sức ép với Triều Tiên
10:45' - 21/04/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh) đang ở thăm Mỹ khẳng định Tokyo sẽ không thay đổi chính sách gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng trong vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản, Mỹ nhất trí khởi động đàm phán FTA
07:48' - 19/04/2018
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí bắt đầu vòng đối thoại mới về thương mại và đầu tư, một phần trong các nỗ lực giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 111.000 USD/BTC
17:48' - 22/05/2025
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, bitcoin tăng tới 3,3% trong ngày 22/5, chạm mức kỷ lục mới 111.878 USD/BTC.
-
Tài chính & Ngân hàng
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý nợ xấu cho tổ chức tín dụng
15:44' - 22/05/2025
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội hết hiệu lực đã tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
08:10' - 22/05/2025
Người tiêu dùng mang theo ít tiền mặt hơn, hoặc hoàn toàn không mang tiền mặt khi ra ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực bủa vây, đồng USD khó tránh khỏi đà suy yếu
07:45' - 21/05/2025
Những bất ổn liên quan đến thương mại, khối nợ công phình to và niềm tin suy giảm đã gây áp lực lên các tài sản của Mỹ, trong đó USD là một “nạn nhân”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng
11:34' - 20/05/2025
Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động
09:06' - 20/05/2025
Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:24' - 19/05/2025
Thủ tướng yêu cầu triển khai Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK: Đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc giảm mạnh
08:30' - 19/05/2025
BoK cho biết điều này đã gây ra tình trạng bất ổn chính trị và làm rung chuyển thị trường ngoại hối và chứng khoán.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế nhập khẩu và lãi suất "ghìm chân" bất động sản Mỹ
07:39' - 18/05/2025
Các mức thuế nhập khẩu do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt một cách mạnh tay và bất thường – bao gồm cả thuế đối với gỗ xẻ và thép – đã khiến các nhà thầu xây dựng gặp nhiều khó khăn.