Nhật Bản: Giá tiêu dùng giảm 7 tháng liên tiếp
Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI- không bao gồm giá thực phẩm tươi sống) trong tháng 9 đạt 99,6 so với chỉ số tham chiếu 100.
Trong tháng 8, giá cả tiêu dùng đã giảm 0,5%. CPI giảm liên tiếp đã tạo áp lực cho Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) phải nỗ lực hơn nữa để đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Giá năng lượng trong tháng 9 giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước, giá xăng và giá điện cũng lần lượt giảm 9,2% và 6,5%.
Theo các nhà phân tích, tốc độ giảm giá của các mặt hàng liên quan đến năng lượng đã chậm lại trong tháng 9 do giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng lên trong những tháng gần đây.
Cùng ngày, chính phủ Nhật Bản công bố tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 là 3%.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, hệ số việc làm trong tháng 9 đã tăng lên 1.38 - mức cao nhất kể từ tháng 8/1991.
Hệ số này có nghĩa là 138 vị trí có sẵn cho 100 người tìm việc.
Trong khi đó, chi tiêu trung bình hàng tháng của các hộ gia đình trên cả nước trong tháng 9 giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 267.119 yen (tương đương 2.538 USD).
Những số liệu nói trên được công bố sau khi Thượng viện Nhật Bản ngày 11/10 đã phê chuẩn khoản ngân sách bổ sung trị giá 4.110 tỷ yên (tương đương 40 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế vốn đang đối mặt với tăng trưởng chậm, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm sút cũng như những tác động tiêu cực sau quyết định của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu hồi tháng 6 vừa qua.
Với ngân sách bổ sung này, tổng chi tiêu công của Nhật Bản cho năm tài chính hiện tại sẽ lên tới 100.010 tỷ yên, mức cao nhất trong 3 năm qua.
Quyết định bổ sung ngân sách lần này phản ánh những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm kéo nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này ra khỏi tình trạng giảm phát lâu dài, tuy nhiên lại làm dấy lên lo ngại về năng lực tài chính bấp bênh của Nhật Bản./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Thặng dư thương mại quý II và III đạt gần 2,5 nghìn tỷ yen
10:08' - 24/10/2016
Ngày 24/10, Chính phủ Nhật Bản thông báo thặng dư thương mại trong quý II và quý III năm nay đạt 2,46 nghìn tỷ yen (tương đương 24 tỷ USD) vì nhập khẩu giảm mạnh do giá dầu thô và khí đốt lao dốc.
-
Tài chính
Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách bổ sung nhằm kích thích kinh tế
20:54' - 11/10/2016
Ngày 11/10, Thượng viện Nhật Bản đã phê chuẩn khoản ngân sách bổ sung trị giá 4.110 tỷ yên (tương đương 40 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…