Nhật Bản: Giải pháp nào để ngăn chặn đồng yen tiếp tục lao dốc?
Ngày 7/9 vừa qua, đồng yen Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 24 năm qua, ở mức 144,38 yen đổi 1 USD.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 7/9 nhận định: "Các biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện nếu đồng yen tiếp tục suy yếu".Sau đó ngày 8/9, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) và Cơ quan Dịch vụ tài chính nước này (FSA) đã nhóm họp khẩn cấp để đánh giá tình hình.Tiếp đó, ngày 9/9, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda đã có cuộc gặp riêng với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Văn phòng Thủ tướng để báo cáo các vấn đề liên quan, trong đó có việc cảnh giác trước khả năng khoảng cách tỷ giá giữa đồng yen và đồng bạc xanh sẽ tiếp tục nới rộng trong thời gian tới.
* Nguyên nhân khiến đồng yen lao dốc mạnhTrong bối cảnh các động thái đều cho thấy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà đầu tư cá nhân giao dịch trên thị trường ngoại hối Nhật Bản đều nhận thấy sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Nhật Bản.Mỹ và châu Âu đang đối diện với lạm phát nghiêm trọng do giá cả hàng hóa tăng cao, nên ngân hàng trung ương những nước này đều điều chỉnh tăng lãi suất. Trong khi Nhật Bản, quốc gia chưa phải đối mặt với tình trạng tăng giá nghiêm trọng như vậy, vẫn tiếp tục chính sách tiền tệ siêu lỏng và ưu tiên phục hồi kinh tế hậu COVID-19.Về quy luật, dòng tiền sẽ chảy từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao nên làn sóng bán tháo đồng yen để mua USD ngày càng mở rộng. Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình lao dốc của đồng yen Nhật Bản.* Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?
Trước đây, việc đồng yen suy yếu sẽ tạo lợi thế lớn cho các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu và là một điểm cộng cho nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản.Tuy nhiên, với tình trạng giá nguyên liệu đang tăng chóng mặt trên toàn thế giới, việc đồng yen giảm sẽ đẩy gánh nặng sang các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong điều kiện người tiêu dùng và doanh nghiệp nhập khẩu đang chịu tác động tiêu cực, cũng dễ hiểu khi Chính phủ Nhật Bản và BOJ tỏ ra cảnh giác với tình hình hiện nay.Một trong những giải pháp trước mắt để ngăn chặn đà suy giảm của đồng yen là can thiệp ngoại hối. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki Shunichi ngày 8/9 khẳng định sẽ có "giải pháp cần thiết", ám chỉ việc sử dụng các biện pháp can thiệp đối với thị trường ngoại hối, đó là chính phủ chủ động mua vào đồng yen và bán ra đồng USD.Các bước có thể triển khai bao gồm can thiệp bằng phát ngôn (cảnh báo sự biến động về tỷ giá hối đoái), kiểm tra đánh giá tỷ giá hối đoái và cuối cùng là can thiệp trực tiếp.Một lựa chọn khác là BOJ tăng lãi suất tiền gửi. Không thể phủ nhận rằng đằng sau sự mất giá của đồng yen là sự khác biệt quá lớn trong chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Mỹ. Do đó, giải pháp khả thi nhất là tăng lãi suất để thu hẹp khoảng cách lãi suất với Mỹ, đánh thẳng vào yếu tố khiến đồng yen mất giá.Vấn đề là Chính phủ Nhật Bản lựa chọn phương án nào trong số hai giải pháp nêu trên. Các nước phát triển trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thường có quan điểm tiêu cực về can thiệp ngoại hối dẫn đến sự cạnh tranh làm mất giá trị thực tế của đồng tiền bản địa, trừ trường hợp biến động tỷ giá hối đoái quá lớn.Tuy nhiên, rất khó để Mỹ - quốc gia đang muốn đồng USD mạnh hơn để kiểm chế lạm phát, thấu hiểu giải pháp này. Trước đây, Nhật Bản từng đơn phương can thiệp bằng cách mua đồng yen và bán đồng USD ngay cả khi không nhận được sự đồng thuận của Mỹ.Gần đây nhất, là từ tháng 4-6/1998, Nhật Bản đã bán ra số đồng USD tương đương 3.470 tỷ yen. Theo thống kê, trong lịch sử, Bộ Tài chính Nhật Bản đã thực hiện can thiệp ngoại hối 376 lần, trong đó 317 lần can thiệp để chống lại sự tăng giá đồng yen và 32 lần can thiệp để chống lại sự mất giá của đồng nội tệ, còn lại là phục vụ mục đích khác.BOJ cho rằng chính sách hối đoái là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính trong khi cơ quan này phụ trách việc điều chỉnh lãi suất. Tuy vậy, ngay trong các nhà điều hành của BOJ, nhiều ý kiến cho rằng việc tăng đáng kể lãi suất sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Nhật Bản và loại trừ khả năng thay đổi chính sách để đối phó với tỷ giá hối đoái.Nếu giải pháp can thiệp ngoại hối được lựa chọn, đây sẽ là lần đầu tiên sau 24 năm, Chính phủ Nhật Bản mua đồng yen và bán đồng USD. Hiện các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân đang theo sát các diễn biến của BOJ và Bộ Tài chính Nhật Bản sau khi đồng yên liên tiếp ghi nhận mức thấp kỷ lục trong những ngày qua./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách kinh doanh phù hợp giai đoạn hậu COVID-19
14:41' - 12/09/2022
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vốn chủ yếu phục vụ du khách nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải tìm kiếm những cách thức kinh doanh phù hợp để tồn tại.
-
Ngân hàng
Quan chức Nhật Bản: Cần chặn đứng đà sụt giảm quá mức của đồng yen
18:21' - 11/09/2022
Chính phủ Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn đà sụt giảm quá mức của đồng yen, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Seiji Kihara cho biết hôm 11/9.
-
Tài chính
Indonesia đề nghị Nhật Bản giảm thuế xuất khẩu hàng hóa
17:00' - 11/09/2022
Indonesia thảo luận và đề nghị Nhật Bản sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hóa của Indonesia nhằm thúc đẩy thương mại hai nước, hỗ trợ tích cực phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
-
Phân tích - Dự báo
Ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá của đồng yen Nhật Bản
06:30' - 11/09/2022
Xu hướng giảm giá của đồng yen vẫn chưa dừng lại khi Mỹ liên tục nâng lãi suất trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng yen biến động mạnh gây bất lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản
19:24' - 09/09/2022
Đồng yen đã giảm so với đồng euro, xuống mức thấp nhất trong hơn bảy năm, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75 điểm phần trăm vào ngày 8/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.