Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp Việt Nam
Chiều 12/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cùng Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) Kotaro Nogami đã trực tuyến Đối thoại cấp cao lần thứ 5 hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và Diễn đàn hợp tác công – tư nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
Hai Bộ trưởng cũng đã chứng kiến lễ ký Biên bản hợp tác giữa 2 bên về hợp tác công nghệ trong thủy lợi và thoát nước và bảo vệ nguồn tài nguyên biển, quản lý ngành ngư nghiệp trong lĩnh vực thủy sản đúng trách nhiệm.
Tại đối thoại, hai bên đã đánh giá sâu sắc lại các kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua; trên cơ sở đó thông qua nội dung và nhất trí cùng nhau triển khai Tầm nhìn Trung và Dài hạn hợp tác về nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2 (2020 - 2024).
Trong giai đoạn 2020-2024, với các nội dung chính bao gồm: hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp bao gồm các công trình thuỷ lợi, hạ tầng hỗ trợ chuỗi giá trị nông nghiệp; hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt là thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị nông nghiệp.
Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam hoạch định chính sách và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp; mở rộng các mô hình thí điểm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Nhật Bản là đất nước có nền nông nghiệp rất hiện đại và đầy tiềm năng. Hai bên có thể thúc đẩy thương mại hai chiều về nông sản; thúc đẩy đầu tư FDI và Nhật Bản cũng là quốc gia và có nguồn đầu tư viện trợ ODA rất lớn, quan trọng của Việt Nam.
Nhật Bản phát triển chuyên sâu và hiện đại về công nghệ, chế biến nông sản cũng như là trung tâm đào tạo rất tốt về nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, giai đoạn tới sẽ mở ra một triển vọng rất tốt đẹp từ nền tảng của giai đoạn 1.
Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản Kotaro Nogami cho biết, Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu nông lâm thủy sản của Nhật Bản đạt 5.000 tỷ yen, hiện Việt Nam đang đứng thứ 6 trong số các nước xuất khẩu nông sản của Nhật Bản, vì vậy tầm nhìn mới mà hai bên vừa ký kết sẽ đẩy mạnh xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng cơ hội đầu tư giữa hai nước.
Ngay sau buổi đối thoại, hai Bộ trưởng đã cùng tham dự và phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Hợp tác công – tư nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản với sự tham gia của 100 doanh nghiệp của cả 2 nước.
Tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn luôn đồng hành và kiến tạo cho doanh nghiệp phát triển. Việt Nam mong muốn thu hút và hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, phân phối nông sản, thực phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tạo ra các đối tác liên doanh, liên kết chặt chẽ và tin cậy với các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam.
Sản phẩm của sự hợp tác giữa hai bên không chỉ là hiệu quả kinh tế, mà quan trọng hơn là các giá trị về tình hữu nghị, sự chia sẻ về công nghệ, sự giao thoa về văn hóa giữa hai nước.
Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Bộ cùng với sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân, sự sáng tạo, cần cù của những người nông dân đang mở ra cơ hội rất lớn cho phát triển nông nghiệp bền vững vì lợi ích chung của hai quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD) và Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã thực hiện Tầm nhìn Trung và Dài hạn về hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản Giai đoạn 1 (2015 - 2019).
Tầm nhìn này tập trung hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam với các các nội dung chính gồm: xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm; ứng phó với biến đổi khí hậu; đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Để triển khai giai đoạn 1 (2015-2019), đã có 11 dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại và dự án vốn vay của Nhật Bản trong khuôn khổ Tầm nhìn giữa 2 Bộ, với tổng số vốn khoảng 750 triệu USD.
Việc triển khai Tầm nhìn giai đoạn 2015-2019 đã hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp Việt Nam nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy đầu tư tư nhân và tăng cường nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp bền vững, từng bước giải quyết được những bất cập trong sản xuất nông nghiệp như: vật tư, con giống đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra, chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, sang mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Tất cả đã góp phần không nhỏ trong quá trình tái cơ cầu ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
COVID-19: Nhật Bản hối thúc người dân hạn chế hoạt động dịp cuối năm
17:57' - 11/12/2020
Ngày 11/12, Chính phủ Nhật Bản hối thúc người dân hạn chế hoạt động vào dịp cuối năm sau khi ghi nhận số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao chưa từng thấy.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
17:25' - 11/12/2020
Chiều 11/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Kitaoka Shinichi.
-
Tài chính
Nhật Bản giảm thuế cho người mua nhà và ô tô
21:09' - 10/12/2020
Ngày 10/12, liên minh cầm quyền ở Nhật Bản do đảng Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo đã thông qua gói cải cách thuế trong tài khóa 2021, trong đó có chính sách giảm thuế cho những người mua nhà và ô tô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Nhiều cơ hội bứt phá tăng trưởng kinh tế năm 2024
19:09'
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội cũng đề ra 12 nhóm giải pháp toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế để thực hiện tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định về số hiệu công chức trong lực lượng quản lý thị trường
18:51'
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 25/2023/TT-BCT quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan quản lý thị trường các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Quyết tâm cao nhất để đạt kết quả năm 2023
18:44'
Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương nỗ lực lớn nhất để đạt được mục tiêu kết quả năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Duy trì biểu giá điện sinh hoạt theo bậc là phù hợp với thực tế
18:43'
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc duy trì biểu giá điện sinh hoạt theo bậc là phù hợp với điều kiện thực tế, khuyến khích khách hàng sử dụng điện hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc qua Lai Châu chậm tiến độ
18:19'
Theo Bộ Giao thông Vận tải, Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc qua Lai Châu chưa đáp ứng tiến độ đề ra. Khối lượng công việc theo kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo còn lại rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang sẽ bứt phá trong năm 2024 để hoàn thành kế hoạch 5 năm
18:01'
Ngày 6/12, tại Hội nghị giao ban báo chí 6 tháng cuối năm 2023, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, 2024 sẽ là năm tỉnh bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Hà Nội “khất” báo cáo về 3 mỏ cát “đội giá” 100 lần
17:49'
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra tình trạng đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội tăng giá gấp khoảng 100 lần so với giá khởi điểm nhưng lãnh đạo Hà Nội vẫn “khất” báo cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
CIEM dự báo 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024
16:47'
Theo đó, ở kịch bản thấp, GDP Việt Nam có thể tăng trưởng 5,5%, kịch bản cơ sở được đánh giá là kịch bản dễ xảy ra nhất, tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo đạt 6% và kịch bản cao là 6,5%.
-
Kinh tế Việt Nam
"Cửa sáng" cho sản xuất công nghiệp Việt trong năm 2024?
16:41'
Với nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại cùng các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ có nhiều "cửa sáng".