Nhật Bản phê duyệt dự thảo ngân sách tài khóa 2024 gần 800 tỷ USD
Dự thảo ngân sách này đánh dấu lần đầu tiên sau 12 năm, Nhật Bản giảm chi tiêu do nguồn tài trợ liên quan đến COVID-19 bị hạn chế trong khi vẫn phải duy trì kỷ luật tài chính, tăng chi tiêu quốc phòng và an sinh xã hội ở mức kỷ lục.
Khoản ngân sách này thấp hơn khoảng 2.310 tỷ yen so với năm tài chính hiện tại, không bao gồm ngân sách bổ sung. Tuy nhiên, quy mô ngân sách vẫn ở mức cao so với các thời kỳ. Điều này phản ánh những khó khăn trong việc giảm chi tiêu xuống mức trước đại dịch như chính phủ dự kiến.
Năm tài chính 2024 là năm thứ 2 trong kế hoạch 5 năm của chính phủ (đến năm tài chính 2027) nhằm tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng lên tổng cộng 43.000 tỷ yen. Nhật Bản cũng đang tăng cường chi tiêu cho hỗ trợ chăm sóc trẻ em đồng thời giải quyết chi phí an sinh xã hội ngày càng tăng do dân số đang già đi nhanh chóng.
Các chi phí liên quan đến an sinh xã hội cho lương hưu, chăm sóc y tế và điều dưỡng cho dân số già đang đạt mức kỷ lục khoảng 37.720 tỷ yen.
Doanh thu thuế được giả định ở mức kỷ lục 69.610 tỷ yen, ít thay đổi so với mức dự kiến tại thời điểm ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2023, mặc dù có kế hoạch cắt giảm thuế 40.000 yên/người từ tháng 6/2024 để giúp chống lạm phát. Việc cắt giảm thuế đối với cá nhân sẽ khiến chính phủ mất một phần doanh thu, nhưng nguồn thu từ thuế doanh nghiệp dự kiến sẽ bù đắp do đồng yen yếu hơn và các yếu tố khác làm tăng thu nhập từ thuế.
Nhật Bản có kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ khoảng 34.950 tỷ yên để đáp ứng khoảng 30% nhu cầu chi tiêu cho năm tài chính 2024, gần như không thay đổi so với năm nay. Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) vẫn cam kết thực hiện chính sách lãi suất cực thấp nhưng đã cho phép lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng lên cao hơn mức trần cố định 1% trước đây. Lợi suất cao hơn có nghĩa là các khoản thanh toán lãi và chi phí hoàn trả nợ của Nhật Bản tăng lên.
Khoảng 1/4 trong tổng số ngân sách, tương đương khoảng 27.000 tỷ yen, sẽ được sử dụng để trả nợ vì tình hình tài chính của Nhật Bản vẫn ở mức tồi tệ nhất trong số các quốc gia phát triển. Đây là chi phí trả nợ cao nhất từ trước đến nay, tăng từ 25.250 tỷ yen trong ngân sách tài chính ban đầu năm 2023.
Thủ tướng Fumio Kishida tin rằng cần ưu tiên thúc đẩy nền kinh tế hơn là phục hồi tài chính. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, chi tiêu tài chính đã gia tăng đáng kể. Chính phủ Nhật Bản đã công bố một loạt biện pháp hỗ trợ nhằm giảm nhẹ tác động khi hàng hóa hằng ngày như thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn và chi phí nhiên liệu tăng cao./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng
18:13' - 19/12/2023
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết khả năng Fed giảm lãi suất sẽ không dẫn tới những thay đổi chính sách của BoJ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.