Nhật Bản quyết định vấn đề xả thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Nhật Bản cung , đồng thời cam kết đảm bảo nước thải này luôn ở mức an toàn.
Quyết định này được đưa ra hơn một thập kỷ sau các sự cố liên tiếp ở nhà máy này do thảm họa động đất và sóng thần gây ra hồi tháng 3/2011.
Phát biểu tại cuộc họp với các thành viên nội các, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide nhấn mạnh việc xả nước thải đã qua xử lý là một vấn đề tất yếu trong quá trình phá dỡ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1, đồng thời cam kết nỗ lực hết sức để đảm bảo nước thải này ở mức an toàn.
Theo Thủ tướng Suga, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các bên thứ ba sẽ tham gia vào kế hoạch này để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách minh bạch.
Sau thảm họa năm 2011, nước được bơm vào các lò phản ứng đã bị hư hại tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 để làm mát các thanh nhiên liệu.
Cùng với nước mưa và nước ngầm bị nhiễm xạ, nước thải sau quá trình làm mát ở các lò phản ứng được xử lý bằng Hệ thống Xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS).
ALPS giúp loại bỏ phần lớn các chất phóng xạ, trong đó có strontium và cesium, nhưng không thể loại bỏ tritium. Tại thời điểm hiện nay, có hơn 1,25 triệu tấn nước thải đã qua xử lý nhưng vẫn còn chứa phóng xạ đang được lưu trữ trong các bể chứa tại nhà máy.
Theo kế hoạch, nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 sẽ được pha loãng để giảm nồng độ phóng xạ xuống còn 1.500 becquerel/lít, tương đương 1/40 nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản và 1/7 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với nước uống, trước khi được xả ra biển. Việc xả nước thải này ra biển sẽ được thực hiện trong khoảng 2 năm.
Trước đó, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) – đơn vị vận hành Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1, cho biết vào mùa Thu năm 2022, lượng nước thải ra sẽ vượt quá sức chứa của các bể chứa này. Vì vậy, TEPCO đề nghị Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng tìm cách xử lý nước thải này.
Tháng 2 năm ngoái, một tiểu ban của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã kết luận rằng việc xả ra biển và việc làm bốc hơi là hai phương án khả thi nhất để giải phóng nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân này. Tuy nhiên, phương án xả ra biển có tính khả thi hơn về mặt kỹ thuật./.
- Từ khóa :
- fukushima
- nhà máy điện hạt nhân Fukushima
- nhật bản
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất mạnh ngoài khơi bờ biển tỉnh Fukushima của Nhật Bản
17:02' - 17/03/2021
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) ngày 17/3 cho biết một trận động đất có độ lớn 5,3 đã xảy ra cùng ngày ngoài khơi bờ biển tỉnh Fukushima của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Tokyo muốn các nền kinh tế dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Fukushima
12:18' - 11/03/2021
Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để các biện pháp hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Fukushima được dỡ bỏ trên cơ sở khoa học càng sớm, càng tốt để tăng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản.
-
Kinh tế Thế giới
Trái ngọt từ Fukushima
23:41' - 10/03/2021
Thảm họa động đất và sóng thần tháng 3/2011 đã phá hủy hoàn toàn nông trại của ông Kusano ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima. Tuy nhiên, vượt lên nghịch cảnh, ông đã hồi sinh thành công cây lê.
-
Thị trường
Vẫn còn 6 nền kinh tế cấm nhập khẩu nông sản ở một số khu vực của Nhật Bản sau sự cố Fukushima
11:16' - 02/03/2021
Sau sự cố hạt nhân Fukushima tháng 3/2011, cho đến nay, vẫn còn 6 trên 54 nền kinh tế duy trì lệnh cấm nhập khẩu với nông sản và thực phẩm ở những khu vực của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi thảm họa này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội giải quyết thoát nước để tránh úng ngập cục bộ
11:26'
Sáng 24/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại ga thu trên toàn địa bàn quản lý, mở cửa phai của các hồ điều hòa để tránh úng ngập cục bộ sau mưa.
-
Kinh tế & Xã hội
Máy bay American Airlines hạ cánh khẩn cấp vì va phải chim
09:27'
Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, một chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ American Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế José Martí ở thủ đô La Habana sau khi va chạm với một con chim.
-
Kinh tế & Xã hội
Phân chim cánh cụt giúp chống biến đổi khí hậu
09:26'
Phân của chim cánh cụt có thể đang làm cho bầu trời Nam Cực trở nên nhiều mây hơn – và góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi: Tai nạn hầm mỏ khiến hàng trăm người mắc kẹt dưới lòng đất
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại mỏ vàng Kloof của tập đoàn Sibanye-Stillwater ở Nam Phi, khiến 260 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 24/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/5, sáng mai 25/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học
22:00' - 23/05/2025
Ngày 23/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2588/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao Sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại học Harvard kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump
21:49' - 23/05/2025
Ngày 23/5, Đại học Harvard của Mỹ đã kiện chính phủ liên bang về quyết định của Tổng thống Donald Trump thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
19:59' - 23/05/2025
Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế.
-
Kinh tế & Xã hội
Sớm đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động
19:43' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã đi kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam.