Trái ngọt từ Fukushima
Iwaki là một thành phố nhỏ nằm ở rìa phía Đông Nam của tỉnh Fukushima, miền Nam Nhật Bản. Đây là một trong những khu vực trồng lê nổi tiếng ở Nhật Bản.
Nơi đây có nông trại của ông Tomio Kusano, một trong số những người may mắn sống sót sau thảm họa động đất và sóng thần cách đây tròn 10 năm. Trong chuyến thăm Iwaki gần đây, tôi đã có dịp gặp người nông dân này.
Trước trận động đất kinh hoàng tháng 3/2011, ông Kusano, năm nay 74 tuổi, có một nông trại trồng lê rộng 40 ha. Tuy nhiên, trận động đất đã phá hủy tất cả. Dẫn tôi đi thăm nông trại, ông kể: “Sau thảm họa, nhiều người đã rời khỏi Iwaki do sợ nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, tôi vẫn quyết tâm bám trụ trên chính mảnh đất quê hương”.
Không gục ngã trước những cú sốc mà thảm họa đó gây ra, ông bắt đầu khôi phục lại nông trại của mình. Sau khi được chính quyền hỗ trợ bóc lớp đất ở phía trên và khử xạ các khu vực xung quanh, ông đã bắt tay vào khôi phục vườn lê.
Dù ở cái tuổi mà ở Việt Nam được coi là “gần đất xa trời”, nhưng hằng ngày, người đàn ông 74 tuổi này vẫn cần mẫn lao động, chăm chút cho những cây lê trong nông trại của mình.
Với kinh nghiệm trồng lê lâu năm, ông hầu như không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc khôi phục nông trại của mình. Vào cuối năm 2019, ông đã khôi phục được 24 ha trồng lê.
Tuy nhiên, khó khăn lại xuất hiện khi các cây lê bắt đầu kết trái. Đến mùa thu hoạch, ông Kusano không thể bán các sản phẩm của mình bởi vì nhiều người vẫn lo ngại về độ an toàn của nông sản trồng ở Iwaki nói riêng và tỉnh Fukushima nói chung.
Ông Kusano nói: "Trong vòng 4-5 năm đầu sau thảm họa, tôi không thể tiêu thụ được sản phẩm. Tôi đã gửi email cho các khách hàng nhưng họ đều từ chối. Nhiều người chưa đến đây nên không hiểu rõ tình hình thực tế. Vì vậy, nỗi lo phóng xạ gây thiệt hại còn lớn hơn so với thiệt hại mà động đất gây ra”.
Trên thực tế, không chỉ ở Nhật Bản, sau sự cố hạt nhân Fukushima, người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới cũng lo ngại về độ an toàn của nông sản ở tỉnh này.
Đây là một điều dễ hiểu vì Iwaki chỉ cách Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) khoảng 50 km. Nhà máy này đã gặp sự cố liên tiếp sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, dẫn tới việc rò rỉ phóng xạ.
Mặc dù vậy, ông Yasunori Oshima, Phó phòng Đối ngoại của chính quyền tỉnh Fukushima khẳng định hiện nay, nồng độ phóng xạ trong không khí ở nhiều khu vực thuộc tỉnh này đã giảm xuống gần mức tương đương trước khi xảy ra các sự cố ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1.
Các số liệu của Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO) cho thấy nồng độ phóng xạ ở Iwaki đã giảm từ 0,66mSv/giờ vào tháng 4/2011 xuống còn 0,06 mSv/giờ vào tháng 3/2019, tương đương mức trước khi xảy ra sự cố hạt nhân.
Những thất bại ban đầu không khiến ông Kusano nản chí. Ông tiếp tục liên lạc với các khách hàng tiềm năng, đồng thời đem sản phẩm đi kiểm định ở trung tâm công nghệ nông nghiệp để xác nhận độ an toàn.
Và cuối cùng, những nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng. Những quả lê thu hoạch từ nông trại của ông Kusano đã được chứng nhận là đảm bảo an toàn thực phẩm và được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) hỗ trợ tiêu thụ.
Ông Kusano cho biết hằng năm, cứ mỗi khi đến vụ thu hoạch, ông lấy 1 kg trong 1 tấn sản phẩm để đem đi kiểm định an toàn phóng xạ. Vì vậy, các sản phẩm được bán ra thị trường đều đáp ứng những yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Người nông dân cao tuổi chia sẻ quả lê Iwaki có thịt mềm và hàm lượng đường cao, độ axit vừa phải, nên được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá bán cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc.
Hiện nay, sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt, tại thị trường Việt Nam, quả lê của nông trại Kusano đã được bán tại hệ thống các siêu thị của AEON từ năm 2017.
Ông Kusana nói: "Giá lê Nhật Bản vẫn hơi đắt đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối với nông trại”.
Ông Kusano bày tỏ hy vọng rằng kim ngạch xuất khẩu lê sang thị trường Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới cũng như sang các thị trường khác ở châu Á như Singapore và Malaysia.
Tôi cảm nhận rất rõ sự tự tin và quả quyết trong giọng nói của ông Kusano. Và tôi tin rằng người nông dân đầy nghị lực này sẽ hoàn thành ước vọng đó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Tường chắn sóng có tác dụng thế nào trước thảm họa sóng thần?
20:03' - 10/03/2021
Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các vùng ven biển trong khu vực xem xét xây dựng hoặc xây dựng lại các bức tường chắn sóng, đồng thời thiết lập một quỹ đặc biệt trị giá 1.300 tỷ yen.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thông qua chính sách mới về tái thiết khu vực động đất và sóng thần
16:25' - 09/03/2021
10 năm sau thảm họa động đất và sóng thần, Chính phủ Nhật Bản thông qua chính sách mới về tái thiết khu vực thảm họa.
-
Kinh tế Thế giới
Bức tranh năng lượng của Nhật Bản sau 10 thảm họa động đất và sóng thần
11:11' - 09/03/2021
Sau 10 năm thảm họa động đất và sóng thần, bức tranh năng lượng của Nhật Bản thay đổi một cách tích cực, nhưng chưa thể loại bỏ sự phụ thuộc vào điện hạt nhân, ít nhất là trong 30 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.