Nhật Bản tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng
Đội bay F2 của Lực lượng Phòng vệ trên không (MSDF) dự kiến ngừng hoạt động vào những năm 2030. Theo báo Yomiuri, Nhật Bản sẽ tự đứng ra phát triển loại máy bay mới này với tổng chi phí dự kiến vào khoảng 1.500 tỷ yen (khoảng 14 tỷ USD).
Nội bộ chính quyền Tokyo cho rằng Nhật Bản cần tự phát triển riêng đội máy bay thế hệ mới để nâng cao năng lực tác chiến trên không.
Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này có thể triển khai 90 máy bay loại mới được trang bị tên lửa hành trình tầm xa. Hiện nay, con số chi phí chính xác chưa được công bố vì đang trong giai đoạn tính toán và sẽ chỉ chốt được số vào cuối năm tài khóa 2019 (kết thúc vào cuối tháng 3/2020).Tuy nhiên, Tokyo cũng có phương án sử dụng kỹ thuật của nước ngoài để phát triển máy bay, do chi phí nghiên cứu, sản xuất quá cao và cũng cần tới hệ thống chia sẻ thông tin với quân đội Mỹ, nên việc tự chế tạo một mình sẽ rất khó khăn. Trong Đại cương Kế hoạch Phòng vệ trung hạn được thông qua vào tháng 12/2018 có ghi rõ rằng đội máy bay của Nhật Bản sẽ phát triển trên cơ sở hợp tác với quốc tế. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn muốn rằng kể cả hợp tác với nước ngoài thì nước này vẫn có quyền chỉnh sửa theo ý của mình. Nhật Bản vẫn là nước sản xuất thân máy bay và các bộ phận quan trọng của hệ thống hoạt động của máy bay này.Một trong những lý do lý giải cho kế hoạch này là duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng. Nhật Bản từng sản xuất loại máy bay chiến đấu tầm xa mang tên Zero được đánh giá rất cao, nhưng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản lại phụ thuộc vào các loại máy bay của Mỹ. Đến năm 1977, Nhật Bản đã hợp tác với Mỹ và phát triển thành công máy bay chiến đấu F1, nhờ đó đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất máy bay. Tuy nhiên, thế hệ các chuyên gia phát triển máy bay của Nhật Bản giờ đây cũng đã lớn tuổi, song vẫn chưa có cơ hội truyền lại bí quyết, kinh nghiệm cho thế hệ tiếp nối, do vậy việc tự phát triển máy bay lần này mang ý nghĩa lớn khi tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ để đảm bảo an ninh của Nhật Bản trong tương lai.Liên quan đến kế hoạch hợp tác với nước ngoài, một phương án từng được xem xét là phát triển một loại máy bay dựa trên nền tảng máy bay F22 của Mỹ và sử dụng hệ thống điện tử của hãng Lookheed Martin. Tuy nhiên, một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, kế hoạch này không được ủng hộ, bởi chi phí phát triển quá cao, lên tới 20 tỷ yen/máy bay và không chắc phía Lockheed Martin đã chịu công bố toàn bộ thiết kế của hệ thống. Do vậy, Nhật Bản và Anh đang bàn về khả năng phát triển chung, vì nước Anh cũng đang có kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới Tempest trùng với thời điểm Nhật Bản dự định phát triển máy bay thay thế cho F2.Nếu kế hoạch phát triển đội bay mới diễn ra đúng dự định vào những năm 2030, khả năng chiến đấu của đội bay tiêm kích Nhật Bản sẽ được nâng lên đáng kể với sự xuất hiện của 147 máy bay tiêm kích thế hệ mới F35 có khả năng chiến đấu đa dạng đối không, đối hạm và đối đất, cũng như 100 máy bay F15 có tính năng chiến đấu không đối không hữu hiệu được cải tiến và hiện đại hóa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông
15:34' - 27/08/2019
Ngày 27/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định nước này phản đối bất cứ hành động nào làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Triều Tiên đang phát triển các tên lửa có đường bay bất thường
14:35' - 27/08/2019
Ngày 27/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya cho biết hai quả tên lửa mà Triều Tiên phóng thử hồi tuần trước là loại tên lửa mới.
-
Doanh nghiệp
Đồng yen tăng giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản lo lắng
09:19' - 26/08/2019
Khởi đầu phiên giao dịch sáng 26/8 ở Tokyo, đồng yen đã tăng giá mạnh so với đồng USD, chủ yếu do quan ngại của các nhà đầu tư về sự leo thang căng thẳng quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.