Nhật Bản thiếu kỹ sư công nghệ: Cơ hội cho Việt Nam
Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, "đất nước Mặt trời mọc" đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối cung-cầu về lao động trong lĩnh vực này.
Để giải quyết vấn đề đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã đưa ra giải pháp đẩy mạnh thu hút nhân tài trong lĩnh vực CNTT ở nước ngoài. Giới chuyên gia nhận định đây chính là cơ hội tốt cho các kỹ sư và doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam.
*Nhật Bản thiếu nhân lực trầm trọng Trong những năm gần đây, cùng với các khoản đầu tư khổng lồ vào lĩnh vực CNTT và mối quan ngại ngày càng lớn về an ninh mạng, nhu cầu kỹ sư công nghệ ở Nhật Bản đã gia tăng chóng mặt trong khi nguồn cung lao động trong lĩnh vực này có xu hướng giảm dần. Điều đó đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhân lực CNTT ở “đất nước Mặt trời mọc”. Trong nghiên cứu công bố hồi tháng 6/2016, METI ước tính số lượng lao động trong lĩnh vực CNTT ở nước này tại thời điểm đó là khoảng 919.000 người, thiếu 171.000 người so với nhu cầu. METI dự báo nguồn cung lao động trong lĩnh vực này có thể giảm mạnh trong năm 2019. Hậu quả là đến năm 2020, Nhật Bản có thể sẽ thiếu 369.000 kỹ sư CNTT. Con số này có thể sẽ tăng lên mức 789.000 vào năm 2030. Đáng chú ý, trong lĩnh vực an ninh mạng, tình trạng thiếu hụt lao động diễn ra rất trầm trọng khi số lượng lao động vào năm 2016 chỉ là 281.000 người, thiếu 132.000 người so với nhu cầu. Khoảng cách cung-cầu lao động này có thể nới rộng lên mức 193.000 người vào năm 2020. Tình trạng thiếu hụt kỹ sư CNTT ở Nhật Bản đã dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp nhằm giành giật nguồn lực khan hiếm này. Cuộc chiến này không chỉ giới hạn trong phạm vi giữa các công ty CNTT mà còn lan rộng sang các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, theo tờ Yomiuri, năm ngoái, tập đoàn Toyota đã đăng quảng cáo “Xin trợ giúp” ở tổ hợp Roppongi Hills (Tokyo), nơi “đóng quân” của hàng loạt công ty CNTT. Trên website của mình, Toyota cũng đăng tải thông tin tuyển dụng các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) và nhận diện hình ảnh thông qua kỳ thi về phát triển các hệ thống lái tự động. *Cơ hội cho Việt Nam Để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động trong lĩnh vực CNTT ở trong nước, trong những năm gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp Nhật Bản đã nỗ lực tìm kiếm và thu hút nguồn nhân tài CNTT ở các nước khác, nhất là các nước châu Á. Điều này phù hợp với chính sách tăng cường tuyển dụng các kỹ sư công nghệ nước ngoài mà METI đề xuất trong nghiên cứu công bố hồi tháng 6/2016. Theo giới phân tích, đây chính là cơ hội lớn cho Việt Nam, nơi có khoảng 55.000 kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành CNTT tại các trường đại học, cao đẳng mỗi năm. Phát biểu tại Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam 2018 ở Nhật Bản vào cuối tháng 2/2018, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software, khẳng định với lực lượng lao động có tay nghề cao, chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam chính là lời giải cho bài toán nhân lực CNTT của Nhật Bản. Theo lãnh đạo FPT Software, các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy hiện nay, Việt Nam có 20.000 nhân lực đang phục vụ thị trường Nhật Bản trong lĩnh vực gia công phần mềm (ITO) và gia công quy trình kinh doanh (BPO). FPT Software hiện có khoảng 1.000 nhân sự làm việc tại 5 văn phòng ở Nhật Bản và khoảng 5.000 nhân sự tại Việt Nam đang thực hiện các dự án cho khách hàng Nhật Bản. Năm 2017, doanh thu của FPT Software tại thị trường này đạt con số 3.599 tỷ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu của FPT Software và tăng trưởng 26% so với năm 2016. Năm 2018, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng khối lượng công việc từ khách hàng Nhật Bản, FPT Software cần tuyển khoảng hơn 2.000 nhân sự riêng cho thị trường này. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam là đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản về gia công phần mềm và dịch vụ. Hiện đã có trên 10 doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam đầu tư mở công ty/chi nhánh tại Nhật Bản. *Và giải pháp dài hơi của người Nhật Không chỉ tìm cách thu hút nhân tài từ các nước khác, để giải bài toán khan hiếm nguồn nhân lực CNTT ở trong nước, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đã “bắt tay” với các trường đại học ở các nước láng giềng trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cung cấp cho thị trường Nhật Bản. Framgia Inc. là một trong những doanh nghiệp như vậy.Framgia Inc. là tập đoàn Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển ứng dụng, thiết kế UI/UX, xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển các start-up, đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Framgia đã thành lập công ty con tại Việt Nam vào tháng 10/2012, với đội ngũ hơn 900 kỹ sư trẻ tới từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Bangladesh, Campuchia, Nigeria, Kazakhstan, Nga và Việt Nam.
Kể từ năm 2014 đến nay, Framgia đã triển khai chương trình hợp tác với ba trường đại học hàng đầu về CNTT của Việt Nam (gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) để giảng dạy và hỗ trợ sinh viên ra trường tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản. Tham gia chương trình này, các sinh viên đều có trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên và có nguyện vọng làm việc cho các công ty Nhật Bản. Mỗi sinh viên sẽ có 2 buổi học/tuần với toàn bộ giáo án và bài giảng đều bằng tiếng Nhật. Phần lớn giảng viên tham gia chương trình là các kỹ sư CNTT người Nhật có nhiều năm kinh nghiệm. Theo Framgia, đến nay, có gần 800 sinh viên đã được đào tạo theo chương trình này. Framgia mong muốn phối hợp với ba trường đại học trên để đạt được con số 1.000 sinh viên, tương ứng 1.000 kỹ sư CNTT tương lai. Cùng với chương trình đào tạo trên, Framgia cũng phối hợp với các trường đại học để tổ chức các ngày hội việc làm cho sinh viên CNTT. Mới đây nhất, tại Vietnam IT Job Fair 2018 do Framgia phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức vào cuối tháng trước, 4 công ty của Nhật Bản đã tuyển chọn được 16 sinh viên đến từ các trường đại học hàng đầu về CNTT tại Hà Nội. Sau khi được tuyển chọn, các sinh viên này sẽ tiếp tục quá trình học tập tại trường đại học từ 1,5 đến 2 năm nhằm chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng trước khi sang Nhật Bản làm việc. Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, đại diện công ty SigmaXYZ, một trong số các doanh nghiệp Nhật Bản tham dự Vietnam IT Job Fair 2018, chia sẻ: “Chúng tôi rất ngạc nhiên với khả năng chuyên môn cũng như việc làm việc dưới áp lực cao của các sinh viên Việt Nam. Các bạn có thể giải quyết vấn đề một cách bài bản ngay cả khi còn đang đi học. Khoảng một nửa trong số sinh viên phỏng vấn lần này có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của chúng tôi. Chúng tôi dự định sẽ quay lại Việt Nam sau 1 đến 2 tháng nữa để giúp các ứng viên chuẩn bị cho công việc tại công ty ở Nhật sau này”. Theo các chuyên gia, việc tham gia đào tạo và tuyển chọn các kỹ sư CNTT ở nước ngoài là một cách làm bài bản của các doanh nghiệp Nhật Bản. Điều này sẽ không những giúp giải quyết vấn đề nhân lực cấp bách ở trong nước mà còn góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước này trong dài hạn./.>>> 16 sinh viên công nghệ thông tin Việt Nam được lựa chọn sang Nhật Bản làm việc
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cơ hội làm việc tại Nhật Bản cho các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam
20:05' - 19/06/2018
Trong ba ngày từ 22 đến 24/6, tại Hà Nội, tập đoàn Framgia Inc. của Nhật Bản sẽ tổ chức Ngày hội việc làm dành riêng cho các sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam IT Job Fair).
-
DN cần biết
Hơn 300 doanh nghiệp tham gia chuỗi Triển lãm quốc tế về công nghệ thông tin
19:15' - 31/05/2018
Chuỗi triển lãm được kỳ vọng sẽ thu hút số lượng lớn lượt khách đến tham quan và giao dịch, tạo nên một không gian giao thương mở rộng và chuyên nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Gia tăng "chảy máu chất xám" trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Canada
06:30' - 17/05/2018
Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy những sinh viên ưu tú nhất tốt nghiệp chuyên ngành tin học, công nghệ thông tin của Canada đang rời bỏ đất nước với số lượng đáng báo động.
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ thông tin trước cuộc cách mạng 4.0
19:06' - 16/05/2018
Chiều 16/5, tại Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học “Công nghệ thông tin trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.