Nhật Bản thúc đẩy phát triển năng lượng nhiệt hạch
Động thái nhằm đẩy nhanh quá trình thương mại hóa nguồn năng lượng quan trọng đối với Nhật Bản trong quá trình khử carbon và đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.
Tổ chức mới dự kiến được đặt tên là “Diễn đàn Năng lượng nhiệt hạch”, tập hợp các công ty từ khu vực tư nhân, chính phủ và giới học thuật để phát triển công nghệ và các kênh bán hàng nhằm thương mại hóa sản phẩm.Hiện tại, các doanh nghiệp tham gia bao gồm các công ty kỹ thuật như IHI, JGC Holdings, Obayashi, tập đoàn năng lượng Inpex và các công ty khởi nghiệp như Kyoto Fusioneering và EX-Fusion, cùng với các nhà sản xuất vật liệu và kinh doanh.
Chính phủ sẽ tiếp tục tập hợp thêm các doanh nghiệp thành viên cho đến khi chính thức ra mắt Diễn đàn.
Diễn đàn được kỳ vọng sẽ tìm ra nhu cầu công nghệ của ngành, kết hợp bí quyết và nguồn lực của các thành viên để tăng tốc độ phát triển, đồng thời đưa ra khuyến nghị cho Chính phủ Nhật Bản về các quy định an toàn và tiêu chuẩn công nghệ.Diễn đàn cũng sẽ đại diện cho khu vực tư nhân của Nhật Bản trong ngành công nghiệp nhiệt hạch, đảm nhiệm vai trò xử lý các mối quan hệ đối tác với các công ty và chính phủ nước ngoài trong các lĩnh vực như công nghệ vật liệu, một trong những thế mạnh của Nhật Bản.
Ngoài ra, Diễn đàn cũng sẽ đóng vai trò là đầu mối liên lạc cho các dự án kinh doanh của Nhật Bản ở nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp hướng tới thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch vào những năm 2030.
Phản ứng nhiệt hạch hay phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể tạo ra lượng điện năng khổng lồ từ một lượng nhiên liệu nhỏ mà không phát thải carbon dioxide hoặc chất thải phóng xạ ở mức độ cao.Bên cạnh đó, không giống như các cơ sở hạt nhân phân hạch phải được giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa tai nạn có thể giải phóng bức xạ nguy hiểm, các phản ứng nhiệt hạch sẽ nhanh chóng ngừng hoạt động nếu không duy trì được các điều kiện cần thiết.
Mỹ và châu Âu đang nỗ lực phát triển năng lượng nhiệt hạch, và nếu được thương mại hóa thành công, nguồn năng lượng này cũng là một lựa chọn quan trọng đối với một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản.
Nhật Bản là một thành viên của dự án “Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế” (ITER) và đặt mục tiêu sử dụng kết quả của dự án để xây dựng một lò phản ứng nguyên mẫu có thể hoạt động vào năm 2050.Chính phủ nước này đã dự thảo chiến lược năng lượng nhiệt hạch quốc gia đầu tiên vào tháng 4/2023 và mong muốn thúc đẩy việc thành lập cơ sở công nghiệp, chuỗi cung ứng và công nghệ cốt lõi cho đến khi dự án thành công.
Mặc dù quá trình thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch vẫn còn là chặng đường dài nhưng các công nghệ liên quan có thể được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác.Điển hình là MiRESSO - công ty khởi nghiệp do Viện Khoa học và Công nghệ Lượng tử Quốc gia Nhật Bản thành lập tháng 5/2023 hiện sở hữu công nghệ tinh chế berili - một nguyên tố cần thiết cho năng lượng nhiệt hạch nhưng cũng có thể áp dụng với các kim loại hữu ích khác như niken.
Tháng 10 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp hỗ trợ cho MiRESSO và ba công ty liên quan đến nhiệt hạch khác thông qua chương trình đổi mới doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ kỳ vọng sẽ thu hút thêm nhiều công ty tham gia, một phần là để đưa công nghệ trong ngành này đến các ngành công nghiệp khác.- Từ khóa :
- năng lượng nhiệt hạch
- nhiệt hạch
- nhật bản
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Morgan Stanley dự kiến doanh thu kỷ lục tại Nhật Bản
09:44' - 26/12/2023
Morgan Stanley cùng với Barclays Plc chỉ ra sự bùng nổ thương mại ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới khi BoJ cân nhắc một sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong chính sách tiền tệ.
-
Thị trường
Nhật Bản mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản
06:30' - 26/12/2023
Động thái diễn ra trong bối cảnh ngành thủy sản, thực phẩm nước này đang gặp khó khăn về xuất khẩu do vấn đề xả nước thải đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
-
Kinh tế & Xã hội
GDP bình quân đầu người Nhật Bản lần đầu tiên thấp nhất trong Nhóm G7
06:00' - 26/12/2023
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người danh nghĩa của Nhật Bản trong năm 2022 là 34.064 USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.