Nhật Bản ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở Việt Nam
Sáng 25/3, Ủy ban Đặc biệt về Chiến lược Tổng hợp hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng của đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản đã tiến hành phiên họp đầu tiên dưới sự điều hành của ông Nikai Toshihiro, Chủ tịch Ủy ban Tổng hợp của đảng LDP, và sự tham gia của bà Inada Tomomi, Chủ tịch Ủy ban Hoạch định chính sách cùng đông đảo các Nghị sĩ Quốc hội, đại diện Văn phòng Nội các, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục… của Nhật Bản.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường tham dự với tư cách khách mời đặc biệt.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh với quy mô dân số hơn 92 triệu người và độ tuổi trung bình là 28, có thể nói Việt Nam đang có lợi thế “dân số vàng”, và đang ở vào giai đoạn phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng liên tục trong khoảng 10-15 năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu về tốc độ phát triển nhanh trong công nghiệp hóa, đô thị hóa và nhu cầu cơ giới hóa của người dân.
Theo nghiên cứu mới công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), với mục tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 300 tỷ USD đến năm 2020, tổng nhu cầu vốn cho phát triển hạ tầng tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 lên tới trên 100 tỷ USD, trung bình là 25 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm tới.
Việt Nam sẽ tập trung huy động nguồn vốn lớn trên từ nhiều nguồn lực khác nhau, cả khu vực Nhà nước, trong đó có viện trợ phát triển (ODA), và khu vực tư nhân trong và ngoài nước với các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh sáng kiến Đối tác Cơ sở hạ tầng chất lượng cao mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố năm ngoái, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên sẽ quyết tâm hợp tác chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vào phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, có chất lượng và tính tiếp cận cao ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong đó có nhóm cơ sở hạ tầng giao thông như hệ thống đường cao tốc, hệ thống cảng biển hiện đại, hệ thống sân bay trung chuyển tầm cỡ khu vực, hệ thống đường sắt kết nối Bắc - Nam và nhóm lĩnh vực về năng lượng như các nhà máy nhiệt điện thế hệ mới, hệ thống năng lượng mới đáp ứng yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường.
Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn Nhật Bản ưu tiên hợp tác, chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý, đào tạo dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và các nước tiểu vùng Mê Công, góp phần vào chiến lược kết nối trong khu vực.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Tổng hợp của đảng LDP, ông Nikai Toshihiro đã thay mặt các nghị sĩ và đại diện các Bộ, ngành của Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai quyết liệt và có hiệu quả Sáng kiến đối tác phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, với mục tiêu đến năm 2020, Nhật Bản sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ yen (tương đương 300 tỷ USD) cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực với các nước, trong đó Việt Nam sẽ là nước được ưu tiên hàng đầu.
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hơn 400.000 USD
14:31' - 23/03/2016
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức Lễ ký hợp đồng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho 4 dự án tại Việt Nam với tổng số tiền viện trợ là 406.893 USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản và Việt Nam nhất trí thúc đẩy ngành dệt may ở Việt Nam
13:15' - 20/03/2016
Nhật Bản và Việt Nam vừa thống nhất khởi động đàm phán hướng tới phát triển ngành dệt may Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản
12:58' - 20/03/2016
Chính quyền thành phố Hà Nội sẽ luôn tạo những điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Đề án công nhận huyện Văn Giang (Hưng Yên) là đô thị loại III
16:40'
Theo Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS của Ban Kinh tế - Ngân sách trình HĐND tỉnh Hưng Yên, đô thị Văn Giang có tổng số điểm các tiêu chí đạt 88,31/100 điểm, đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại III.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực giải phóng xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong tháng 3/2025
14:53'
Từ nay đến cuối tháng 2/2025, các đoàn sẽ gặp gỡ người dân vùng dự án để tuyên truyền, vận động các hộ bàn giao mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh xây dựng kịch bản tăng trưởng 14% năm 2025
12:45'
Đầu tháng 2/2025, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ thay đổi kịch bản, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên l4% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nông phải cùng với nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất hữu cơ, hiện đại
12:45'
Sáng 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược khuyến nông).
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của Liên minh Premier
10:28'
Liên minh Premier được hình thành từ tái cấu trúc chiến lược của Liên minh THE trước đây bao gồm ba hãng tàu lớn: ONE (Ocean Network Express), HMM và Yang Ming, chính thức hoạt động từ tháng 2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình
10:20'
UBND thành phố Hà Nội đang lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10:08'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 18/2, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những gợi ý để kinh tế Bình Dương tăng trưởng 2 con số
09:59'
Theo ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh được giao tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025 theo Nghị quyết 25/NQ-CP là nhiệm vụ thách thức nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng.