Nhật Bản xem xét bảo lãnh các khoản vay cho công ty sản xuất chip
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asia, ông Yoshihiro Seki - nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho biết đây là trường hợp cực kỳ đặc biệt bởi thông thường Chính phủ Nhật Bản không bảo lãnh các khoản vay cho các công ty cụ thể. Ông Yoshihiro Seki là một trong những nhân vật cấp cao của LDP về chính sách bán dẫn.
Giới phân tích dự đoán Rapidus có thể sẽ cần 3.000 - 4.000 tỷ yen (19 - 25 tỷ USD) tiền tài trợ trước khi có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt tại nhà máy ở tỉnh Hokkaido vào năm 2027. Theo ông Yoshihiro Seki, Rapidus có thể tiếp cận được hầu hết số tiền đó thông qua các khoản vay từ ngân hàng.
Tuy nhiên, ông thừa nhận các tổ chức tài chính có thể ngần ngại cho công ty khởi nghiệp này vay trước khi công ty thực sự sản xuất được bất kỳ sản phẩm bán dẫn nào.
Chính phủ Nhật Bản đã cam kết tài trợ khoảng 1.000 tỷ yen cho Rapidus, song ông Seki cho rằng việc cung cấp hàng nghìn tỷ yen cho Rapidus mỗi năm không hề dễ dàng khi tính đến tình hình tài chính quốc gia hiện nay.
Các công ty bao gồm Sony Group và Toyota Motor đã đầu tư tổng cộng 7,3 tỷ yen vào Rapidus, nhưng con số này chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng số tiền cần thiết để sản xuất hàng loạt chip tiên tiến.
Ngày 24/7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến nhà máy mà Radipus đang xây dựng tại Hokkaido, đồng thời cho biết chính phủ sẽ “nhanh chóng đệ trình lên Quốc hội dự luật cần thiết cho việc sản xuất hàng loạt chất bán dẫn thế hệ tiếp theo”.
Theo ông Yoshihiro Seki, dự luật sẽ được trình lên Quốc hội sớm nhất là vào kỳ họp bắt đầu vào mùa Thu năm nay.
Hiện tại, luật pháp Nhật Bản quy định chính phủ không bảo lãnh các khoản vay cho các công ty cụ thể, trừ trường hợp khoản tài trợ đó mang lại lợi ích lớn cho người dân. Trước đây, chính phủ đã bảo lãnh các khoản vay cho công ty điện lực Tokyo Electric Power Co. Holdings để công ty có thể hoàn tất việc bồi thường cho các nạn nhân của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Ông Seki thừa nhận việc đưa Rapidus vào khuôn khổ này là “ngoại lệ”, nhưng đó là vì lý do an ninh kinh tế, vì các chất bán dẫn tiên tiến đã trở nên quan trọng đối với trí tuệ nhân tạo (AI) vốn được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho đất nước trong bối cảnh dân số ngày càng giảm.
Một số chuyên gia đã đặt câu hỏi về khả năng cạnh tranh của Rapidus và mức độ hậu thuẫn của chính phủ vì chip 2 nanomet tiên tiến mà công ty này đang cố gắng sản xuất sẽ chậm hơn 2 năm so với các đối thủ như TSMC và Samsung của Hàn Quốc - vốn đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất những con chip này vào cuối năm 2025.
Ông Yoshihiro Seki cho biết Rapidus vẫn có cơ hội thành công, một phần là do thị trường ứng dụng AI dự kiến sẽ tăng trưởng, vượt qua năng lực sản xuất của các công ty hiện tại, một phần vì các nhà sản xuất chip toàn cầu có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp chip 2 nanomet đúng hạn do tính phức tạp của công nghệ.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Brazil đầu tư hơn 4 tỷ USD xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo
08:28' - 01/08/2024
Chính phủ Brazil vừa công bố kế hoạch đầu tư lên đến 23 tỷ reais (khoảng 4,07 tỷ USD) nhằm xây dựng một nền tảng AI mạnh mẽ, độc lập và phục vụ lợi ích quốc gia.
-
Công nghệ
Nhật Bản xem xét các hạn chế pháp lý đối với trí tuệ nhân tạo
07:21' - 01/08/2024
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có ý định thúc giục chính phủ xem xét các hạn chế pháp lý đối với trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh tại một cuộc họp của ban chuyên gia vào ngày 2/8.
-
Doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo “thổi bùng” lợi nhuận của Samsung
11:50' - 31/07/2024
Samsung Electronics Co. vừa thông báo đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng nhanh nhất kể từ năm 2010 sau khi sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy lợi nhuận của mảng bán dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30'
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30'
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.
-
Công nghệ
Chiết xuất vàng bền vững từ rác thải điện tử
18:02' - 30/06/2025
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders (Australia) vừa công bố phương pháp mới chiết xuất vàng từ quặng và rác thải điện tử mà không cần đến những hóa chất độc hại như xyanua hay thủy ngân.
-
Công nghệ
Phụ nữ dân tộc thiểu số thích ứng với công nghệ số
13:30' - 30/06/2025
Việc người dân tộc thiểu số tiếp cận với điện thoại thông minh, Internet và mạng xã hội không chỉ là một thay đổi công nghệ đơn thuần, mà là sự khởi đầu cho nhiều chuyển biến xã hội sâu sắc.
-
Công nghệ
Vĩnh Long nâng cao kỹ năng về ứng dụng AI và công vụ số cho cán bộ, công chức
08:00' - 30/06/2025
Ngày 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị tập huấn Bình dân học vụ số với chủ đề “Ứng dụng AI dành cho cán bộ, công chức và viên chức tỉnh Vĩnh Long” năm 2025.
-
Công nghệ
CT Group ra mắt bản thiết kế chip IoT của kỹ sư Việt
20:41' - 29/06/2025
Chiều 29/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn CT Group tổ chức ra mắt thiết kế chip IoT của người Việt, do các kỹ sư của Tập đoàn thiết kế toàn diện với công nghệ thiết kế chip bán dẫn CMOS và III/V Semi.