Nhiều bệnh nhân COVID-19 vẫn có khả năng lây nhiễm sau 5 ngày mắc bệnh
Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao và có liên quan đến tình trạng gia tăng số ca nhiễm đột phá trong thời gian qua.
Tuy nhiên, các hướng dẫn gần đây của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã khuyến nghị các nhân viên y tế được chẩn đoán mắc COVID-19 có thể quay lại làm việc sau 5 ngày nếu họ không có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ và đang giảm dần.
Đáng chú ý là các nhân viên y tế mắc COVID-19 có thể quay lại công việc kể cả khi họ không có kết quả âm tính trong xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Điều này làm dấy nghi vấn liệu 5 ngày có phải là thời gian an toàn để kết thúc cách ly.
Sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, virus sẽ bắt đầu thoát ra môi trường khoảng 2-3 ngày trước khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng. Đây cũng là quá trình dẫn đến việc đổ bệnh hoặc lây nhiễm.
Giai đoạn cao điểm của quá trình virus thoát ra ngoài môi trường thường diễn ra một ngày trước khi khởi phát triệu chứng. Tình trạng lây nhiễm kéo dài trung bình đến 3 ngày sau khi mắc bệnh. Xét nghiệm kháng nguyên nhanh vô cùng nhạy trong việc phát hiện sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 qua dịch mũi.
Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy các kết quả dương tính mạnh trong xét nghiệm kháng nguyên còn thể hiện tải lượng virus cao trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu đăng trên chuyên trang y khoa news-medical.net, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá kết quả xét nghiệm của các nhân viên y tế từ một trung tâm y tế lớn ở thành phố. Tất cả những người tham gia đều đã tiêm phòng đủ và không bị suy giảm miễn dịch.
Những người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ cuối tháng 12/2021 cũng được chọn tham gia nghiên cứu. Đây cũng là thời điểm biến thể Omicron đang lan nhanh.
Tất cả các nhân viên y tế mắc COVID-19 đã được phép trở lại trung tâm làm việc khi hết tất cả các triệu chứng, hoặc chỉ còn biểu hiện nhẹ như ho hoặc mất cảm giác mùi vị. Đặc biệt, các nhân viên này đều phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi đi làm lại.
Trong quá trình tham gia, các nhân viên y tế đã tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên bằng bộ kit Quidell Quickview sớm nhất là vào ngày thứ 5 kể từ khi đổ bệnh. Ngay đổ bệnh đầu tiên sẽ là ngày khởi phát triệu chứng hoặc là ngày xét nghiệm nếu không có triệu chứng.
Tổng cộng có 260 nhân viên y tế đã tiến hành xét nghiệm trong thời gian đổ bệnh từ 5-10 ngày trong giai đoạn từ ngày 2/1-12/1. Trong số này, có 43% người có kết quả dương tính từ 5-10 ngày. Vào ngày thứ 6, khoảng 58% nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính, tỷ lệ dương tính cao nhất trong nghiên cứu này.
Chỉ có 26% số người được xét nghiệm có kết quả dương tính trong ngày thứ 8 và thứ 9. Trong số những người có kết quả dương tính trong lần xét nghiệm đầu tiên vào ngày thứ 5-6 sau khi đổ bệnh, có 49% có tải lượng virus cao nhất trong xét nghiệm.
Đa phần những người có kết quả dương tính trong lần xét nghiệm đầu tiên, cũng có kết quả dương tính trong lần xét nghiệm thứ hai, với 56% có kết quả dương tính trong lần xét nghiệm thứ hai từ 6-10 ngày sau khi đổ bệnh. Trong số các nhân viên y tế, có 53% người đã tiêm mũi tăng cường có kết quả dương tính.
Hơn 40% nhân viên y tế đã tiêm phòng đủ vaccine ngừa COVID-19 đủ sức khỏe tiếp tục làm việc, vẫn có kết quả dương tính trong khoảng thời gian từ 5-10 ngày sau khi mắc bệnh. Những người đã tiêm mũi tăng cường có nguy cơ có kết quả dương tính vào ngày thứ 5 cao gần 3 lần và kết quả dương tính trong lần xét nghiệm đầu tiên cao gấp 2 lần.
Tuy nhiên, việc tự nguyện tham gia cũng là một điểm hạn chế của nghiên cứu này do không phải nhân viên y tế nào cũng sẽ báo cáo kết quả xét nghiệm hàng ngày. Nhiều nhân tố không liên quan đến y tế cũng tác động đến thời gian xét nghiệm.
Do kết quả xét nghiệm kháng nguyên cũng thể hiện được khả năng sinh sôi của virus, các nhân viên y tế có kết quả dương tính nhiều khả năng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để xác minh mối liên hệ này với biến thể Omicron.
Omicron rất khác so với những biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2. Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi tải lượng virus đạt đỉnh cũng thay đổi. Nghiên cứu này cho thấy 5 ngày kể từ khởi phát triệu chứng có thể không còn là khoảng thời gian thích hợp để chấm dứt cách ly.
Thay vào, đó kết quả xét nghiệm âm tính mới là tiêu chuẩn thích hợp. Nghiên cứu cũng chứng minh một tỷ lệ lớn người mắc COVID-19 vẫn còn khả năng lây nhiễm 5 ngày sau khi đổ bệnh. Điều này hoàn toàn tách biệt với tình trạng triệu chứng.
Nếu người mắc bệnh hòa nhập với cộng đồng, hay quay lại công sở trong ngày thứ 6-10 kể từ khi đổ bệnh, thì có nguy cơ khiến virus SARS-CoV-2 lan nhanh. Hậu quả là sẽ có thêm nhiều lao động nhiễm virus SARS-CoV-2, qua đó giảm bớt lợi ích ban đầu của việc rút ngắn thời gian cách ly là nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân viên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội ghi nhận gần 3.000 ca mắc COVID-19
19:25' - 07/02/2022
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 6/2 đến 18 giờ ngày 7/2, Hà Nội ghi nhận 2.988 ca F0 phân bố tại 425 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản xem xét sớm cấp phép cho thuốc điều trị COVID-19 dạng uống
19:02' - 07/02/2022
Thuốc viên S-217622 dành cho người nhiễm COVID-19 giai đoạn đầu nhằm ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, giúp giảm các triệu chứng như sốt và ho.
-
Đời sống
Cảnh báo nguy cơ rối loạn vị giác hoặc khứu giác sau khi mắc COVID-19
16:38' - 07/02/2022
Gần đây, giới khoa học tiếp tục chỉ ra thêm một triệu chứng mới liên quan COVID-19, đó là rối loạn vị giác hoặc khứu giác (TSD).
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 và những ngành kinh doanh “kẻ khóc người cười” tại Hàn Quốc
09:35' - 06/02/2022
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và những biện pháp giãn cách xã hội đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực dịch vụ trong nhà ở Hàn Quốc do người dân có tâm lý tránh đến những nơi đông người.
-
Đời sống
EU đề xuất gia hạn chứng chỉ COVID-19
08:37' - 05/02/2022
EU vẫn có kế hoạch sử dụng giấy chứng nhận an toàn với coronavirus trong một thời gian.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Mỹ có lạc quan về "sức khoẻ" nền kinh tế?
09:11' - 31/10/2024
Ở thời điểm chưa đầy một tuần nữa nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống, nền kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong quý III/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoK hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc
08:38' - 30/10/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ông Rhee Chang-yong dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc sẽ thấp hơn dự đoán 2,4% được đưa ra hồi tháng Tám do xuất khẩu suy giảm.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc phản đối quy định của Mỹ về hạn chế đầu tư công nghệ
08:24' - 30/10/2024
Ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã bày tỏ phản đối quy định mới nhất của Mỹ về các hạn chế đầu tư nhằm vào Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Phản ứng của các nước và doanh nghiệp về phần mềm ô tô của Trung Quốc
09:09' - 29/10/2024
Chính phủ Mexico bày tỏ quan ngại trước đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Cần có mức trần chung cho giá nhà ở xã hội
19:31' - 28/10/2024
Dù có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, nhiều người mua nhà ở xã hội vẫn phải chờ đợi vì nguồn vốn từ Ngân hàng dẫn đến nghịch lý giữa cung cầu nhà ở và khả năng tiếp cận tài chính của người dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam-Malaysia còn nhiều dư địa hợp tác thương mại và du lịch
07:53' - 28/10/2024
Malaysia và Việt Nam có tiềm năng hợp tác lớn và điều này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Malaysia Johari Bin Abdul.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đồng yen Nhật yếu có lợi cho nền kinh tế
08:00' - 27/10/2024
Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
6 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối năm
17:11' - 26/10/2024
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm.
-
Ý kiến và Bình luận
G20 thúc đẩy cam kết chuyển đổi năng lượng toàn cầu
15:18' - 26/10/2024
Các nước G20 sẽ tập trung vào việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng “trong thập kỷ quan trọng này” để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 từ nay đến năm 2050.