Nhiều cơ hội đầu tư vào vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, có điều kiện phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, năng lượng… đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung đến đầu tư kinh doanh. Đây là nội dung được đại diện các tỉnh thông tin tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên năm 2024” do UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức chiều 4/4 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Các tỉnh Tây Nguyên sở hữu nguồn tài nguyên rừng phong phú, có lợi thế đất đai, đặc biệt là các loại đất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp. Tây Nguyên còn đa dạng về tài nguyên khoáng sản, bao gồm các trữ lượng lớn như than bùn, than nâu, sét cao lanh... Với hệ thống hồ, thác đa dạng, hệ động, thực vật phong phú cùng với các tiểu vùng có khí hậu ôn hòa, mát mẻ Tây Nguyên có tiềm năng lớn phát triển du lịch trải nghiệm, du lich sinh thái và nghỉ dưỡng. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin, Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh đối với Tây Nguyên và cả nước. Nhờ mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không thuận lợi, dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh đồng thời nằm trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia Đắk Lắk có điều kiện mở rộng giao lưu với các vùng trong cả nước cũng như hợp tác quốc tế.“Lâm Đồng xác định ba trụ cột phát triển của giai đoạn 2021 - 2030 là phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh; phát triển du lịch - dịch vụ theo hướng chất lượng cao và bền vững; phát triển công nghiệp theo hướng chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Lâm Đồng cũng ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng hai Trung tâm Logistics tại thành phố Bảo Lộc và huyện Đức Trọng, tổ hợp dự án khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển ngành cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản,” ông Bùi Văn Lâm thông tin thêm.
Tại hội nghị, 5 tỉnh vùng Tây nguyên mời gọi đầu tư vào 558 dự án thuộc các lĩnh vực, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất chế biến, du lịch sinh thái, thương mại dịch vụ, logistics, y tế...; trong đó, một số dự án trọng điểm như Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương (Lâm Đồng), Khu đô thị mới tổ 1, phường Nghĩa Đức (Đắk Nông), Nhà máy xử lý chất thải rắn (Đắk Lắk), Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao (Gia Lai) và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm bùn, suối khoáng, thác Đăk Lung (Kon Tum). Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, chia sẻ, trong ngành lương thực thực phẩm, Tp. Hồ Chí Minh không chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, mà còn là thị trường tiêu thụ lớn và là đầu mối xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, các tỉnh thuộc Vùng Tây Nguyên là vựa nông sản và là vùng nguyên liệu quan trọng.Do đó, việc xúc tiến liên kết, hợp tác đầu tư đã và đang có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và hình thành nên vùng nguyên liệu bền vững, gắn với công nghiệp chế biến sản phẩm và xây dựng thương hiệu hàng hóa đạt chuẩn phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, thời gian qua việc liên kết và hợp tác trong lĩnh vực lương thực thực phẩm vẫn chưa thực sự căn cơ, chưa đi theo chiều sâu và chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của các địa phương cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến tại Tp. Hồ Chí Minh.
Bà Lý Kim Chi kiến nghị các tỉnh hỗ trợ cung cấp các thông tin về những lĩnh vực thế mạnh, tình hình sản xuất, các địa chỉ vùng trồng, dự án trồng, sơ chế, chế biến nông sản cần hợp tác đầu tư và chính sách ưu đãi cụ thể để doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh kết nối hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên cần sớm đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu chung về thông tin sản phẩm, sản lượng, tiêu chuẩn cần đáp ứng, các kênh phân phối để có sự phối hợp tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu dùng xuất khẩu phù hợp, hạn chế tình trạng mất cân đối cung cầu. Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, khẳng định, sự phát triển của Tp. Hồ Chí Minh luôn song hành, gắn liền với sự phát triển của các địa phương trong cả nước; trong đó có tỉnh vùng Tây Nguyên. Thời gian qua, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên đã có những tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh dòng luân chuyển hàng hóa và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân tại các tỉnh, thành nói riêng và cả vùng Tây Nguyên nói chung. Theo ông Võ Văn Hoan, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Vùng Tây Nguyên năm 2024 với mong muốn tiếp tục giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên từ đó xúc tiến các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch...Với vai trò kết nối, Tp. Hồ Chí Minh kỳ vọng các doanh nghiệp thành phố cũng như doanh nghiệp các tỉnh bạn nghiên cứu đầu tư vào vùng có nhiều tiềm năng phát triển như Tây Nguyên, từ đó, mở ra cơ hội cho sự phát triển bền vững và hài hòa của cả vùng, đóng góp vào việc củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian sắp tới.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết phát triển toàn diện Tp. Hồ Chí Minh - vùng Tây Nguyên
14:56' - 04/04/2024
Hợp tác kinh tế - xã hội giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của cả hai vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên
17:55' - 24/03/2024
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo rà soát một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.