Nhiều công ty tìm cách giảm sự phụ thuộc về kim loại chiến lược của Trung Quốc
Quyết định hạn chế xuất khẩu một số kim loại chiến lược mới đây của Trung Quốc đã khiến nhiều công ty phải xem xét lại sự phụ thuộc của họ vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ở thời điểm mà tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng đang làm dấy lên những lo ngại sẽ có thêm nhiều hạn chế nữa trong thời gian tới.
Trong động thái mà một cố vấn thương mại hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo rằng mới “chỉ là bước khởi đầu”, Trung Quốc đầu tuần này đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm sản xuất từ các kim loại gali và gecmani, vốn cần thiết để sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử khác, để bảo vệ an ninh quốc gia.
Dù các kim loại để sản xuất chip này chiếm một mức khá nhỏ trong xuất khẩu, nhưng động thái trên của Trung Quốc đã làm dấy lên những lời kêu gọi “giảm bớt rủi ro” bằng cách tìm kiếm các nước khác ngoài Trung Quốc để xử lý và cung cấp các thành phần quan trọng được dùng trong một loạt sản phẩm như pin xe điện.
Trong một tuyên bố mới đây, người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ chỉ rõ: “Những hành động này nhấn mạnh sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác của chúng tôi để giải quyết vấn đề này và xây dựng ‘khả năng đề kháng’ cho các chuỗi cung ứng quan trọng”.
Trung Quốc còn nắm giữ khoảng 1/3 trữ lượng đất hiếm của thế giới. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất pin xe điện và các mặt hàng điện tử. Trung Quốc chiếm ít nhất 85% năng lực của toàn thế giới trong việc xử lý đất hiếm thành nguyên liệu mà các nhà sản xuất có thể sử dụng. Đây là một công đoạn mà nhiều nước khác đang muốn phát triển.
Trung Quốc là lựa chọn nguồn cung đối với nhiều công ty vì nước này có thể xuất khẩu các khoáng chất đã qua xử lý ở mức giá thấp hơn các nước khác. Tuy nhiên, nếu giá tăng sau khi các quy định hạn chế nói trên có hiệu lực, các công ty sẽ có thêm lý do để dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Nhà sản xuất khoáng sản và kim loại có trụ sở ở Hà Lan Nyrstar cho biết đang xem xét các dự án gali và gecmani ở Australia, châu Âu và Mỹ để góp phần giảm tình trạng thiếu hụt nguồn cung do các biện pháp hạn chế của Trung Quốc.Nhiều nhà quan sát tin rằng các quy định hạn chế xuất khẩu kim loại của Trung Quốc có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn và đẩy giá lên cao hơn.
Trong khi đó, công ty sản xuất chip Navitas Semiconductor Corp dự đoán các biện pháp mới của Trung Quốc sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty này./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- kim loại chiến lược
- khoáng sản
- sản xuất chip
Tin liên quan
-
Thị trường
Ngành công nghiệp hàng xa xỉ lo ngại về nhu cầu tại thị trường Mỹ và Trung Quốc
08:13' - 19/07/2023
Giá cổ phiếu của Richemont giảm 10%, trong khi giá cổ phiếu của tập đoàn LVMH giảm 5%, còn của Hermes giảm 5,3%
-
Phân tích - Dự báo
Chuyên gia Trung Quốc giải mã tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm
05:30' - 19/07/2023
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện với những "cơn gió ngược” như môi trường quốc tế đầy biến động, suy giảm thương mại và đầu tư toàn cầu, cũng như bất ổn tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Bình Dương vẫn "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao
15:16' - 19/04/2025
Ngày 19/4, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Ngày hội việc làm – TDMU Job Fair 2025, quy tụ hơn 50 doanh nghiệp với trên 1.000 vị trí tuyển dụng, thu hút hơn 3.000 sinh viên tham dự.
-
DN cần biết
Trung tâm nghiên cứu vi điện tử đầu tiên sắp hình thành tại Bình Dương
19:27' - 18/04/2025
Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (Cộng hòa Liên bang Đức) đã ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra triển lãm chuyên ngành thực phẩm, đồ uống
16:29' - 18/04/2025
Vietfood & Beverage - Propack 2025 với sự góp mặt của 1.000 doanh nghiệp từ hơn 20 quốc gia, trưng bày tại 1.400 gian hàng tạo nên một sự kiện thương mại đẳng cấp.
-
DN cần biết
Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó thách thức kép
20:41' - 17/04/2025
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng khả quan nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối diện với thách thức kép bao gồm áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.
-
DN cần biết
Giải pháp mới thu hút khách hàng của doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc
16:18' - 17/04/2025
Hiện nay, một xu hướng có hệ thống hơn đang xuất hiện trong giới chủ doanh nghiệp cá nhân tại Hàn Quốc thông qua việc thu hút những khách hàng có ý thức về ngân sách.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.