Nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam tại thị trường châu Á
Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.
Đây là nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại Diễn đàn xuất khẩu rau, quả do Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 13/3.
Bà Lê Thị Mai Anh, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Riêng trái cây Việt Nam có chủng loại phóng phú, chất lượng cao; đáp ứng được các yêu cầu, thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng trên thế giới. Trái cây Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 60 quốc gia; trong đó, có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…
Đặc biệt, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục mới 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022; trong đó, xuất khẩu sầu riêng có bước đột phá, thu về 2,2 tỷ USD.
Rau quả Việt Nam dần được khơi thông, mở cửa được các thị trường khó tính, khắt khe về chất lượng như: Mỹ mở cửa cho bưởi, dừa; New Zealand mở cửa cho chanh, bưởi; Nhật Bản nhập khẩu thanh long, xoài, vải, nhãn; EU nhập khẩu chuối, sầu riêng, dừa, nhãn, rau gia vị; Trung Quốc mở cửa nhập khẩu sầu riêng chính ngạch…
Theo bà Mai Anh, dự báo xuất khẩu rau, quả năm 2024 sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2023, kim ngạch dự kiến sẽ đạt khoảng 6,5 - 7 tỷ USD nếu tận dụng tốt thời cơ. Con số trên được đưa ra dựa trên cơ sở sản lượng các loại trái cây đã thâm nhập được vào các thị trường lớn sẽ tiếp tục gia tăng. Dư địa mở rộng còn rất lớn do nhu cầu rau, quả của các thị trường tiếp tục tăng trong khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm khoảng 2-3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả thế giới.
Với khu vực ASEAN, Việt Nam có lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, thời gian vận chuyển nhanh, giảm tối đa nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới chất lượng rau quả. Đây cũng là thị trường rộng lớn, tự do, nhiều ưu đãi với thuế nhập khẩu chỉ 0 -5%; đồng thời, yêu cầu không quá khắt khe.
“Tuy nhiên, ASEAN là nơi có áp lực ạnh tranh gay gắt bởi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khá tương đồng và cũng có nhiều rào cản thương mại, nếu chỉ tập trung vào việc xuất khẩu hoa quả tươi, sẽ có nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung vào chất lượng, giá cả và mẫu mã để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần ưu tiên phát triển các sản phẩm chế biến từ rau củ và xây dựng thương hiệu, mẫu mã bắt mắt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng”, bà Mai Anh nêu đề xuất.
Ông Trương Xuân Trung, Trưởng cơ quan thương vụ Việt Nam tại UAE chia sẻ, UAE là quốc gia nhỏ, có dân số ít nhưng thu nhập bình quân đầu người thuộc top cao thế giới. Do điều kiện tự nhiên đặc thù, UAE chủ yếu phát triển công nghiệp và dịch vụ, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lương thực, thực phẩm nhập khẩu. Ngoài phục vụ người dân trong nước, UAE còn là địa điểm trung chuyển, tái xuất khẩu hàng hoá đi các thị trường khác. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, nông sản Việt Nam có thể tận dụng thị trường này để tiếp cận các khu vực tiêu thụ rộng lớn hơn.
Theo ông Trương Xuân Trung, UAE là thị trường mở, hầu như không có rào cản thương mại, nhưng đây là một thị trường có tính cạnh tranh rất gay gắt. Người mua hàng ở UAE thường xuyên cập nhật giá cả và luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận, do đó, họ ưu tiên nhập khẩu từ người bán chào giá thấp hơn. UAE nói riêng và khu vực Trung Đông tập trung người theo đạo Hồi. Vì vậy, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống khi xuất khẩu vào khu vực này bắt buộc phải có giấy chứng nhận Halal.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần tìm hiểu về văn hóa, tập quán kinh doanh của người Hồi giáo. Đặc biệt cần đàm phán và áp dụng điều khoản thanh toán an toàn nhất khi giao dịch với các doanh nghiệp UAE để tránh các rủi ro trong giao thương quốc tế.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, Việt Nam đang có nhiều lợi thế thúc đẩy xuất khẩu rau, hoa, quả. Ngoài năng lực sản xuất, Việt Nam còn có hàng chục hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện để đàm phán mở cửa cho các sản phẩm rau, quả vào nhiều thị trường khác nhau.
"Để khai thác hiệu quả dư địa thị trường, các ngành hàng cần có phương án tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành tốt với từng loại rau quả phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn hóa quy trình trồng trọt đảm bảo giám sát các mối nguy mất an toàn thực phẩm từ trồng - chăm sóc - thu hoạch - sơ chế. Song song đó, phải xây dựng chuỗi liên kết, tổ chức sản xuất gắn thương mại và chế biến - tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm rau quả", ông Lê Thanh Hoà khuyến nghị.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tác động của gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ đến xuất khẩu nông sản
07:58' - 12/03/2024
Tại Kênh đào Suez, chính các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen đã khiến lưu lượng hàng hóa giữa châu Á và châu Âu giảm rõ rệt (giảm khoảng 35% trong những tháng đầu năm 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lâm sản tăng trên 47%
17:45' - 09/03/2024
Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu lâm sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 2,68 tỷ USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2023.
-
DN cần biết
Tận dụng thương mại điện tử đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và nội thất
17:06' - 08/03/2024
Với vị thế là nhóm các nước có tỷ trọng xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới, ngành gỗ Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu, thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng như Mỹ, EU...
-
Thị trường
Xuất khẩu thuỷ sản có tín hiệu lạc quan
14:05' - 07/03/2024
Xuất khẩu thuỷ sản đầu năm 2024 đã có tín hiệu lạc quan hơn với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh chậm tiến độ do thiếu nguồn cát
16:14'
Hiện nay, dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đang gặp khó khăn là nguồn cát đắp nền đường khan hiếm, còn thiếu khoảng 54.500 m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi công Dự án xây dựng đường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan
16:08'
Các nhà thầu đang tích cực thi công, mục tiêu đến tháng 8/2025 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị
16:08'
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 413km và phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ Sài Gòn - Đại Ninh: Tập đoàn Novaland kháng cáo xin tiếp tục được thực hiện dự án
16:01'
Tập đoàn Novaland kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm, trong đó, không kiến nghị thu hồi Dự án Đại Ninh mà giao cho các bên liên quan được tiếp tục thực hiện Dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn lưới truyền tải điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên
15:29'
Mùa khô hàng năm vẫn được đánh giá là một trong những mùa áp lực về cung cấp điện rất lớn, không chỉ trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên mà còn trên địa bàn cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Rosatom giới thiệu công nghệ tương lai tiềm năng cho hợp tác với Việt Nam
15:03'
Hiện nay tại Rosatom đang phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ lượng tử trong lĩnh vực điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sớm khắc phục sự cố phun trào phụ gia đào hầm đường sắt
14:45'
Trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh có khoảng hơn 30 hộ dân sinh sống. Trước khi sự cố xảy ra, 15 hộ dân này đã tạm thời di dời để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đủ điều kiện, năng lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025
12:48'
Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà vua Anh khẳng định ủng hộ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam
11:11'
Vua Charles III khẳng định ủng hộ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực giao lưu nhân dân, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và các dự án từ thiện ở Việt Nam.