Nhiều gói thầu dự án đường sắt cấp bách 7.000 tỷ đồng chậm tiến độ
Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, tính đến cuối tháng 6/2021, bốn dự án đường sắt cấp bách (tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng) sử dụng vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã triển khai 31/36 gói thầu xây lắp, tuy nhiên trong số này vẫn còn nhiều gói thầu triển khai chậm so với kế hoạch.
Đối với 5 gói thầu chưa triển khai thi công, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho hay, 3 gói thầu không có nhà thầu tham gia, Bộ Giao thông Vận tải đã giải quyết thủ tục kéo dài thời gian thực hiện đến tháng 10/2023.
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 85 rà soát phạm vi gói thầu, xây dựng định mức mới để hoàn thiện các thủ tục và đấu thầu lại 2 gói thầu cải tạo hầm yếu. Đồng thời, Ban Quản lý dự án đường sắt tổ chức đấu thầu lại 1 gói thầu (EPC) dự kiến thực hiện hợp đồng từ tháng 9/2021.
Còn lại, 2 gói thầu (gói thầu di dời thông tin tín hiệu dự án đường sắt Hà Nội - Vinh và gói thầu cải tạo khu gian Sông Lũy - Long Thành dự án đường sắt Nha Trang - Sài Gòn) đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai thi công. Về tình hình triển khai thi công, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông thông tin, hiện nay, 2/31 gói thầu cơ bản hoàn thành thi công; 8/31 gói thầu đáp ứng tiến độ; còn lại 21/31 gói thầu chậm so với kế hoạch do đặc thù thi công trên đường sắt đang khai thác, vướng mắc giải phóng mặt bằng kéo dài và năng lực thi công của nhà thầu hạn chế. Cụ thể, dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh (Ban Quản lý dự án đường sắt - đại diện chủ đầu tư) sản lượng đến cuối tháng 6/2021 đạt 49,21%, chậm khoảng 4,8% so với kế hoạch. Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn (Ban Quản lý dự án đường sắt - đại diện chủ đầu tư) sản lượng đã đạt 31,74%, chậm khoảng 39% so với kế hoạch. Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh (Ban Quản lý dự án đường sắt - đại diện chủ đầu tư) sản lượng đạt 47,3% (kế hoạch 49%), tiến độ thi công cơ bản đạt yêu cầu. Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang (Ban Quản lý dự án 85 - đại diện chủ đầu tư) sản lượng đạt 48,3% (kế hoạch 49,3%), tiến độ thi công cơ bản đạt yêu cầu. Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các chủ đầu tư làm việc cụ thể với từng địa phương về giải phóng mặt bằng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, chỉ đạo nhà thầu lập kế hoạch thi công từng tháng, từng quý. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có giải pháp xử lý ngay các nhà thầu chậm tiến độ, yêu cầu nhà thầu huy động thêm máy móc, thiết bị, nhân lực tập trung thi công đảm bảo tiến độ yêu cầu, lập kế hoạch bù lại khối lượng đã bị chậm. Đối với các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, có giải pháp điều chuyển khối lượng cho các thành viên liên danh./.>>Một nhà thầu thi công chậm ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn bị điều chuyển khối lượng
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đường sắt chạy duy nhất một đôi tàu khách Bắc – Nam
21:19' - 08/07/2021
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã ra thông báo về kế hoạch chạy tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Liên danh NJPT chỉ tạm dừng một số công việc hành chính
19:13' - 02/07/2021
Từ ngày 2/7, Tư vấn chung (Liên danh NJPT) chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến cho nhiệm vụ tư vấn dự án tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên trong thời gian chờ ký Phụ lục Hợp đồng số 19.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên đầu tư các dự án đường sắt và BRT
13:13' - 16/06/2021
Trong giai đoạn 2021 - 2030, Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển 211 km đường sắt và BRT.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17'
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.