Nhiều ngân hàng trung ương châu Á đồng loạt hạ lãi suất
Trước những lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang ngày càng rõ nét tại châu Á, với việc nhiều nước trong khu vực đồng loạt quyết định hạ lãi suất nhằm đối phó với những tác động từ bên ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương được đưa ra sau khi căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong thập kỷ qua và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng phát đi tín hiệu cho một động thái tương tự.Ngân hàng trung ương Australia cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ của mình vào tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua.
Ngân hàng Trung ương New Zealand đã hạ lãi suất 50 điểm cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 1%, mức cắt giảm mạnh hơn dự đoán của giới đầu tư, khiến đồng tiền của nước này rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng đi theo xu hướng này khi quyết định cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản từ 1,75% xuống còn 1,5%, trong khi hầu như toàn bộ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc khảo sát trước đó của hãng tin Reuters đều dự đoán sẽ không có thay đổi về lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng giảm lãi suất 35 điểm cơ bản xuống còn 5,4%, viện dẫn thúc đẩy tăng trưởng là ưu tiên lớn nhất
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) trước đó cũng theo chân Fed, cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 10 năm qua do đồng tiền của đặc khu hành chính này có quan hệ chặt chẽ với đồng USD. Những bất ổn trên các thị trường trong thời gian qua, bắt nguồn từ căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các ngân hàng trung ương ngày càng quan ngại.Tại Hàn Quốc, trong một báo cáo về tình hình tài chính hàng quý trình lên Quốc hội nước này mới đây, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) một lần nữa có hàm ý sẽ sớm giảm lãi suất khi cho rằng tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như bất đồng thương mại giữa Seoul và Tokyo có thể sẽ gây thêm sức ép đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Đề cập đến những lo ngại tương tự về triển vọng kinh tế toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã kêu gọi ngân hàng này bàn luận về việc tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế. Với lãi suất đang ở gần mức 0, BoJ hiện không còn nhiều “vũ khí” để đối phó với kịch bản suy thoái. Giới hoạch định chính sách ở các nước khác cũng buộc phải xem xét các biện pháp kích thích kinh tế hơn nữa trước những lo ngại ngày càng gia tăng về tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đối với nền kinh tế toàn cầu. Trong một động thái mới nhất đưa xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên một nấc thang mới, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liệt Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Với quyết định này, nhiều khả năng cuộc đối đầu giữa hai bên sẽ trở thành cuộc chiến tranh tiền tệ sau khi đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phá ngưỡng 7 NDT/USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của ngân hàng OCBC tại Singapore nhận định hầu như mọi công cụ đã được sử dụng để giúp nền kinh tế “tiếp đất nhẹ nhàng” trong giai đoạn giảm tốc hiện nay. Các phương án kích thích bị hạn chế, trong bối cảnh lãi suất nhìn chung đang ở mức rất thấp là một vấn đề.Các chuyên gia nhận định: “Chúng ta có thể tránh đợt suy thoái này bằng cách cắt giảm lãi suất, nhưng khi áp lực chạm đến giới hạn trong giai đoạn giảm tốc tiếp theo thì việc thiếu không gian chính sách tiền tệ có thể sẽ dẫn đến một 'cú tiếp đất' đau hơn cho nền kinh tế toàn cầu”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Nhật Bản dự kiến giảm tháng thứ tám liên tiếp
21:14' - 16/08/2019
Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters, xuất khẩu tháng Bảy của Nhật Bản có thể giảm tháng thứ tám liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung: Không có người chiến thắng
05:30' - 16/08/2019
Theo đánh giá của Financial Times, những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đang có nguy cơ trở thành một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện, đã tạo lý do chính cho các cuộc chiến tiền tệ.
-
Ý kiến và Bình luận
Xung đột Mỹ-Trung: Ảnh hưởng tại châu Á mới chỉ bắt đầu
06:31' - 13/08/2019
Việc giảm lãi suất gây bất ngờ hôm 7/8 ở Thái Lan, Ấn Độ và New Zealand là những ví dụ báo trước sự gián đoạn kinh tế sắp xuất hiện ở châu Á khi bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 18/7: Điều chỉnh nhẹ với đồng USD và NDT
08:59' - 18/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank giảm nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch xuống còn 25.970 - 26.330 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/7: Giá USD tăng nhẹ
08:33' - 17/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng tiếp tục tăng nhẹ thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch, niêm yết ở mức 25.980 - 26.340 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Barclays bị phạt 42 triệu bảng do không kiểm soát rửa tiền
17:28' - 16/07/2025
Cơ quan Quản lý tài chính Anh (FCA) đã phạt ngân hàng Barclays 42 triệu bảng (56,23 triệu USD) vì không quản lý đúng mức các rủi ro rửa tiền trong hai trường hợp.
-
Ngân hàng
Bắt tay cùng FIDT, VPBankS nâng tầm giải pháp quản lý tài sản tại Việt Nam
11:28' - 16/07/2025
VPBankS và FIDT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các giải pháp tài chính cá nhân chuyên sâu.
-
Ngân hàng
Tổng thống Trump tăng sức ép lên Chủ tịch Fed
10:29' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent có thể là một ứng cử viên để thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 16/7: Giá USD và NDT điều chỉnh trái chiều
09:11' - 16/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng nhích tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch, lên thành 25.960 - 26.320 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh
08:11' - 16/07/2025
Đẩy mạnh kinh tế số, tăng cường hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang trở thành lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 15/7: Giá USD và NDT tiếp đà tăng
08:37' - 15/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25' - 14/07/2025
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.