Nhiều nước Đông Nam Á hạ dự báo tăng trưởng kinh tế do căng thẳng Nga-Ukraine
Theo tờ Liên hợp buổi sáng, do ảnh hưởng của các nhân tố như giá dầu tăng mạnh, chuỗi cung ứng bị rối loạn và xung đột tại Ukraine, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, với mức độ điều chỉnh giảm từ 0,2 đến 1 điểm phần trăm.
Để kích thích phục hồi kinh tế, nhiều nước Đông Nam Á đã duy trì môi trường lãi suất thấp. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng ngân hàng trung ương các nước sẽ từng bước thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới để ứng phó với lạm phát.Theo Giáo sư kinh tế Antonio Fatas của Viện quản trị kinh doanh châu Âu (INSEAD), ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine mang tính toàn cầu, trong bối cảnh kinh tế thế giới giảm tốc, kinh tế Đông Nam Á cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng chung. Nếu tình hình căng thẳng tại Ukraine có thể kết thúc trong ngắn hạn, hoặc Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận nào đó, thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm khoảng 0,5 điểm phần trăm. Ngược lại, nếu xung đột leo thang thì đà phục hồi kinh tế hiện nay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến. Tiến sỹ Lý Phong Cẩm, chuyên viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore nhấn mạnh, phần lớn các nền kinh tế Đông Nam Á chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nên khi xuất hiện các nhân tố không xác định của môi trường kinh tế-thương mại bên ngoài, các nước cần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế và mức độ điều chỉnh giảm còn phụ thuộc vào tình hình phục hồi kinh tế trong nước.Đối với một số quốc gia có xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ảnh hưởng từ việc kinh tế toàn cầu giảm tốc cũng tương đối nhỏ. Gần đây, một số nước Đông Nam Á đã tiến hành điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngày 28/3, Bộ Tài chính Thái Lan cho biết dự kiến tăng trưởng năm nay của nước này chỉ đạt 3-3,5%, thấp hơn mức 3,5-4,5% dự báo trước đó.Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Indonesia cũng tiết lộ trong một cuộc tọa đàm trực tuyến rằng Indonesia sẽ điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế từ mức 4,8-5,5% trước đây xuống còn 4,5-5,2%. Ngày 30/3, Ngân hàng Trung ương Malaysia công bố dự báo mới nhất, trong đó hạ dự báo tốc độ tăng trưởng GDP từ 5,5-6,5% xuống còn 5,3-6,3%.Trong số ba nước nói trên, biên độ điều chỉnh giảm của Thái Lan là lớn nhất. Trịnh Uông Thanh, Giám đốc đầu tư khu vực của Quỹ UBS Global Wealth Management, đã giải thích rằng Thái Lan chịu ảnh hưởng của xuộc xung đột Nga-Ukraine từ hai phương diện. Thứ nhất, nhu cầu dầu của Thái Lan rất phụ thuộc vào nhập khẩu và thứ hai, ngành du lịch của Thái Lan cũng khá phụ thuộc vào khách du lịch Nga. Tháng 1 năm nay, trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, có đến 23.000 khách du lịch Nga nhập cảnh vào Thái Lan, chiếm 1/5 tổng khách du lịch nước ngoài đến nước này. Mặc dù các nhân tố không xác định gia tăng, nhưng theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Trung ương Thái Lan, xuất khẩu tăng trưởng và lĩnh vực du lịch khởi sắc trở lại đã giúp nền kinh tế Thái Lan phục hồi trong quý I năm nay.Bắt đầu từ ngày 1/4, Thái Lan hoàn toàn mở cửa biên giới, Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự báo nếu dịch COVID-19 đạt đỉnh trong thời gian diễn ra lễ hội té nước Songkran vào tháng Tư, kinh tế nước này sẽ tiếp tục hồi trong quý II.Xung đột Nga-Ukraine đã giáng vào kỳ vọng thúc đẩy kinh tế phục hồi sau đại dịch của các nước. Tuy nhiên, để kích thích nền kinh tế phục hồi, các nước Đông Nam Á đã kiên trì với chính sách lãi suất thấp, trong đó lãi suất của Indonesia, Thái Lan và Philippines đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Ngay cả khi nâng dự báo lạm phát từ 1,7% lên 4,9% vào ngày 30/3, thì Ngân hàng Trung ương Thái Lan vẫn duy trì lãi suất ở mức 0,5%. Đối diện với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 40 năm qua, ngày 16/3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố tăng 25 điểm cơ bản lãi suất, đồng thời ám chỉ có thể sẽ tăng lãi suất tại tất cả 6 cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong năm nay. Giáo sư Antonio Fatas cho rằng dưới sức ép của lạm phát, ngân hàng trung ương các nước Đông Nam Á chắc chắn sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Một số nước có lạm phát không quá nghiêm trọng có thể không muốn tăng lãi suất quá nhanh, song tất cả các ngân hàng trung ương đều lo ngại về vấn đề thanh khoản và tỷ giá hối đoái, và do đó sẽ lần lượt tăng lãi suất.Tuy nhiên, Giáo sư Antonio Fatas cũng nhấn mạnh rằng việc tăng lãi suất với biên độ thấp và có lộ trình sẽ không gây ra ảnh hưởng lớn đối với đà phục hồi kinh tế. Theo Tiến sỹ Lý Phong Cẩm, ngân hàng trung ương các nước nên đặc biệt lưu ý về những biến động của tỷ giá hối đoái và điều chỉnh chính sách tiền tệ. Một số nước cũng có thể đưa ra các biện pháp tăng cường sản xuất lương thực trong nước để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.Giám đốc Trịnh Uông Thanh cho rằng xét một cách tổng thể, các nước Đông Nam Á không nên thắt chặt chính sách tiền tệ quá mạnh. Điều này chủ yếu do tỷ lệ lạm phát của khu vực Đông Nam Á thấp hơn nhiều so với khu vực sử dụng đồng USD và đồng euro. Tuy nhiên, điều này cũng được quyết định bởi tình hình kinh tế của các nước, tỷ lệ lạm phát của những nước tương đối phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ là khá cao./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam, một trong ba thị trường an toàn nhất Đông Nam Á với nhà đầu tư
19:25' - 04/04/2022
Theo các ngân hàng đầu tư hàng đầu Phố Wall, căng thẳng địa chính trị trên khắp thế giới đang leo thang, nhưng các thị trường Đông Nam Á có thể mang lại sự an toàn cho nhà đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Dầu mỏ Nga hướng sang thị trường Đông Nam Á
13:07' - 31/03/2022
Giữa lúc các nước phương Tây tẩy chay mua năng lượng từ Nga, một số đối tác châu Á, sau Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga, nhất là khi Nga giảm mạnh giá dầu xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Phục hồi kinh tế của các nước Đông Nam Á có thể chậm lại
16:37' - 29/03/2022
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn nguồn báo Nikkei cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 của khu vực Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đông Nam Á cảm nhận “sức nóng” từ căng thẳng Nga-Ukraine
05:30' - 29/03/2022
Cô Jia Ruiying chuyển tới Singapore cách đây hơn hai năm để thành lập doanh nghiệp, nhưng sau đó đại dịch COVID-19 ập đến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm toàn cầu cao nhất trong 2 năm
18:52'
Theo hãng tin Bloomberg, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng Tư vừa qua, cho thấy sự không chắc chắn về thuế quan đang bắt đầu gây sức ép lên thương mại thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.