Nhiều nước mở cuộc điều tra với Uber
Trước đó, Uber đã thừa nhận đã giữ im lặng về vụ tin tặc đánh cắp thông tin của 57 triệu khách hàng và lái xe trong gần 1 năm nay mà không có bất kỳ cảnh báo an ninh nào.
Ngày 22/11, các nhà chức trách tại Anh, Mỹ - hai thị trường hoạt động chính của Uber - cùng với Australia và Philippines thông báo sẽ mở cuộc điều tra liên quan đến vụ bê bối đánh cắp thông tin gây chấn động này bất chấp việc Uber cam kết tăng cường an ninh bảo mật dữ liệu.
Tại Mỹ, tổng chưởng lý tại ít nhất 4 bang gồm Connecticut, Illinois, Massachusetts và New York cho biết các cuộc điều tra làm rõ vụ việc đang được tiến hành.
Một số nhà lập pháp Mỹ còn kêu gọi Quốc hội nước này tiến hành phiên điều trần đồng thời đề nghị Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) -cơ quan chuyên trách điều tra các doanh nghiệp bị cáo buộc "thờ ơ" với việc bảo mật dữ liệu - tham gia làm rõ vụ bê bối này.
Trong khi đó, Văn phòng Hội đồng thông tin Anh - cơ quan độc lập giám sát việc đảm bảo quyền tự do thông tin - cho hay sẽ hợp tác với các cơ quan liên quan và giám sát điều tra vụ việc.
Luật pháp Anh quy định hành vi che giấu và không thông báo với khách hàng và giới chức trách khi xảy ra vụ đánh cắp thông tin sẽ bị phạt tới 662.000 USD.
Nhằm trấn an người sử dụng, cùng ngày, Uber cho hay hãng này đã liên hệ với FTC và văn phòng tổng chưởng lý các bang nhằm tiến hành hợp tác làm rõ vụ việc.
Tân Giám đốc điều hành Uber, ông Dara Khosrowshahi tỏ hối tiếc vì đã để xảy ra việc che giấu vụ tin tắc đánh cắp thông tin mặc dù mới đây ông mới biết thông tin này. Hiện, 2 thành viên cấp cao của đội an ninh của Uber đã bị sa thải.
Vụ việc xảy ra hồi cuối năm 2016. Theo đó, tin tặc đã phá vỡ "tường lửa", đột nhập hệ thống máy chủ của Uber và đánh cắp những dữ liệu bao gồm tên, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại của 57 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ Uber trên toàn thế giới cùng với tên và thông tin bằng lái xe của khoảng 600.000 tài xế Uber.
Theo một nguồn tin nội bộ, Uber đã phải trả cho tin tặc 100.000 USD để xóa bỏ các dữ liệu đánh cắp nói trên, song hãng cũng không đưa ra cảnh báo với những khách hàng của Uber sau vụ việc.
Vụ bê bối che giấu việc tin tặc đánh cắp thông tin đã ảnh hưởng ít nhiều đến nỗ lực mở rộng thị trường kinh doanh của Uber trong bối cảnh taxi truyền thống và các hãng cung cấp dịch vụ đi xe đang cạnh tranh khốc liệt.
Trước đó, hồi năm 2016, Uber buộc phải trả 20.000 USD trong vụ dàn xếp pháp lý liên quan đến cáo buộc theo dõi vị trí khách hàng theo thời gian thực thông qua công cụ "God View" của hãng.
Uber, được thành lập vào năm 2009 tại bang California (Mỹ), là hãng chuyên cung cấp dịch vụ xe đi chung cho khách hàng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh trực tiếp kết nối với lái xe và được trả một mức giá rẻ hơn so với các hãng taxi truyền thống.
Kể từ khi đi vào hoạt động, Uber đã mở rộng dịch vụ của mình tới hơn 450 thành phố tại 76 quốc gia trên toàn thế giới, mang tới nhiều lựa chọn mới cho cả người dùng và người lái.
Tuy nhiên, hãng cũng đối mặt với nhiều phản đối từ các doanh nghiệp taxi vì cho rằng hình thức này không tuân thủ các quy tắc của taxi truyền thống./.
- Từ khóa :
- uber
- dịch vụ xe đi chung
- tin tặc
- thông tin khách hàng
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Uber che giấu vụ tin tặc phá "tường lửa" đánh cắp thông tin
09:22' - 22/11/2017
Tin tặc đã bẻ khóa hệ thống máy chủ của hãng cung cấp dịch vụ xe đi chung nổi tiếng thế giới Uber, đánh cắp dữ liệu cá nhân của 57 triệu lái xe và khách hàng.
-
Chuyển động DN
Volvo cung cấp xe tự lái cho Uber
14:22' - 21/11/2017
Hãng sản xuất ô tô Volvo của Thụy Điển đã ký thỏa thuận cung cấp hàng chục nghìn xe tự lái cho Uber.
-
Kinh tế Việt Nam
Uber mở Trung tâm hỗ trợ đối tác tại Việt Nam
12:58' - 19/10/2017
Đây là nơi Uber hỗ trợ tài xế, nghiên cứu phát triển các tính năng hỗ trợ, nâng cao trải nghiệm cho tài xế và khách hàng.
-
Chuyển động DN
Uber kháng cáo quyết định rút giấy phép hoạt động tại London
19:39' - 13/10/2017
Người phát ngôn của Uber cho biết Uber quyết định kháng cáo để người dân London có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ của hãng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.