Nhiều tín hiệu mở ra với xuất khẩu gạo nửa cuối năm
Nhiều quốc gia trên thế giới đã hạn chế xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, trước khó khăn về nguồn cung lúa mì trên thế giới, gạo - một loại lương thực chính ở phần lớn châu Á sẽ tăng giá mạnh thời gian tới. Đây cũng là lợi thế cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Bà Vũ Thị Huệ, Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh nhận định, vì sản lượng lúa mì giảm, giá thành cao, bắt buộc nhiều quốc gia phải tìm nguồn thay thế khác. Gạo là sản phẩm rất phù hợp để thay thế, giá cũng tốt. Xuất khẩu gạo sẽ tốt hơn và giá cũng khả quan hơn trong thời gian tới.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo đạt gần 2,77 triệu tấn, tương đương trên 1,35 tỷ USD, giá xuất khẩu trung bình đạt 489 USD/tấn, lần lượt tăng 6,6% về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Philippines vẫn là thị trường lớn hàng đầu khi chiếm gần 46% tổng lượng và chiếm 43,6% tổng trị giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,27 triệu tấn, tương đương 589,81 triệu USD, tăng 34,6% về lượng và tăng 17,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Trung Quốc, chiếm trên 14% tổng lượng và chiếm 15% tổng trị giá xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường tăng khá mạnh như: châu Phi đã tăng hơn 76% so với năm trước, Bờ Biển Ngà tăng 37%, Malaysia tăng 19%, Mozambique tăng 47%…
Tuy giá xuất khẩu gạo giảm so với năm 2021 nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so với một số nước xuất khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.
Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long) cho biết, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu mua tại các thị trường vẫn ở mức cao, đặc biệt là thị trường Philippines và Trung Quốc. Nguyên nhân là do sản lượng giảm vì lũ lụt tại Trung Quốc, trong khi đó tại Philippines nguồn dự trữ gạo đang ở mức thấp.
Bên cạnh việc duy trì đơn hàng sang các thị trường truyền thống thì các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi gạo chất lượng cao như Mỹ hay các nước trong khối EU như: Đức, Thụy Điển, Bỉ, Ba Lan…
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, gạo là mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây vào Bắc Âu. Kể từ khi Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Là đơn vị cấp giấy chứng nhận để được hưởng ưu đãi thuế quan trong hạn ngạch của Hiệp định EVFTA, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, tính đến ngày 8/6, Cục đã cấp 149 Giấy chứng nhận gạo đi châu Âu với số lượng gạo cấp trên 15.100 tấn kg cho 8 công ty xuất khẩu gạo xin cấp giấy chứng nhận.
So với hạn ngạch ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đối với chủng loại gạo thơm là 30.000 tấn, thì đến đầu tháng 6 các doanh nghiệp đã xin cấp giấy chứng nhận để xuất khẩu chiếm trên 50% lượng gạo được ưu đãi.
Là doanh nghiệp có sản lượng gạo lớn nhất xuất khẩu sang EU tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, bà Vũ Thị Huệ, Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đại Dương Xanh cho biết, từ khi có Hiệp định, cơ hội với gạo Việt Nam sang khu vực này rất nhiều. Năm đầu tiên của Hiệp định, Việt Nam đã không sử dụng hết hạn ngạch EU cấp nhưng năm nay ngay từ quý I, các doanh nghiệp đã sử dụng hết hạn ngạch của quý I, II. Đến nay, các doanh nghiệp đang phải chờ đến tháng 7 để có hạn ngạch còn lại của năm nay.
Theo bà Vũ Thị Huệ, hiện nhu cầu gạo của thị trường EU rất lớn với gạo Việt Nam. Nhờ đó, năm nay, nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn xuất khẩu cả tàu với số lượng hàng ngàn tấn, thay vì trước đây không có hạn ngạch ưu đãi các doanh nghiệp thường xuất khẩu nhỏ lẻ, gửi hàng chỉ vài trăm tấn.
Từ khi dịch COVID-19, cước tàu tăng cao, nhiều chi phí khác cũng tăng, buộc khách hàng phải tính toán kỹ lưỡng. Nếu doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi thuế quan thì sẽ “lời” được 175 Euro/tấn (khoảng 200 USD/tấn).
“Lợi thế này đã giúp doanh nghiệp chia sẻ phần nào cước tàu tăng cao cũng như các chi phí khác. Nhờ vậy, giá gạo Việt Nam sang EU có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp gạo Việt thâm nhập vào thị trường EU”, bà Vũ Thị Huệ chia sẻ.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất để đảm bảo gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống. Do đó, doanh nghiệp phải có diện tích canh tác đảm bảo đúng giống, chất lượng. Việc triển khai vùng trồng, giống, đánh giá đồng ruộng, xác nhận giống, thu hoạch… phải đảm bảo đúng theo quy định để có được xác nhận về giống lúa sản xuất. Từ đó Cục Trồng trọt sẽ cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
“Việc cấp giấy chứng nhận không có gì khó khăn. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong sản xuất”, bà Vũ Thị Huệ nhấn mạnh.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến nghị, muốn xuất khẩu gạo vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường.
Để mở rộng thị phần hơn tại EU, bà Vũ Thị Huệ cho rằng, trước nhu cầu lớn về lương thực, các thị trường có thể sẽ có nhu cầu nhiều hơn về gạo trắng để làm phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Hiện các doanh nghiệp Việt mới khai thác chủ yếu là bán lẻ để đến với người tiêu dùng trực tiếp. Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh cũng hướng tới đóng gói sản phẩm nhỏ nhiều hơn để phân phối trực tiếp trên các kênh bán lẻ, đến người tiêu dùng trực tiếp. Tuy nhiên, còn lĩnh vực các doanh nghiệp chưa khai thác được đó là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như: bún, phở, bánh gạo, chiết xuất protein…
Theo Cục Trồng trọt, hướng đến nâng cao giá trị hạt gạo, nhóm lúa thơm, đặc sản như Jasmine 85, ST, RVT, Tài nguyên và Nàng Hoa 9… chiếm tỷ lệ trên 33% tổng diện tích gieo cấy của Đồng bằng sông Cửu Long; nhóm lúa chất lượng cao như: OM5451, Đài thơm 8, Hương Châu 6, OM18, OM9577, OM9582, OM4900, OM7347, OM6976,...): chiếm tỷ lệ gần 50%. Nhóm lúa chất lượng trung bình còn trên 7%./.
- Từ khóa :
- xuất khẩu gạo
- hiệp định evfta
- eu
- an ninh lương thực
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa tăng song giá gạo lại giảm
18:19' - 19/06/2022
Trong tuần qua, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung tăng, song giá gạo lại giảm nhẹ.
-
Thị trường
Chuyên gia nhận định gạo có thể là mặt hàng tăng giá tiếp theo
17:20' - 13/06/2022
Giá lương thực đã tăng trong vài tháng qua. Và gạo, một loại lương thực chính tại đa số các nước châu Á, có thể là mặt hàng tiếp theo tăng giá.
-
Thị trường
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán ở mức 420 - 425 USD/tấn
19:17' - 04/06/2022
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm chào bán ở mức 420 - 425 USD/tấn, tăng từ mức 415 -420 USD/tấn của tuần trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhu cầu yếu và nguồn cung tăng gây áp lực với gạo châu Á
19:04' - 17/05/2025
Giá gạo tại các trung tâm xuất khẩu lớn của châu Á giảm trong tuần này do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 2 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại TP Cẩm Phả
16:18' - 16/05/2025
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho lạnh của cơ sở này có trên 2,1 tấn thực phẩm gồm: mỡ lợn, mực ống, ruốc gà, vụn cá…không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn chịu áp lực do triển vọng nguồn cung gia tăng
14:54' - 16/05/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên 16/5 do áp lực nguồn cung gia tăng nhờ triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân Iran.
-
Hàng hoá
Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức khi giao dịch mua bán ô tô
09:47' - 16/05/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến nghị người tiêu dùng nâng cao nhận thức pháp lý, cảnh giác với giao dịch không minh bạch và chủ động phản ánh hành vi vi phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.
-
Hàng hoá
Tiến triển trong đàm phán Mỹ - Iran kéo giá dầu thế giới đi xuống
08:16' - 16/05/2025
Giá dầu thế giới giảm hơn 2% trong phiên giao dịch 15/5 do khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Iran làm dấy lên dự báo về nguồn cung dầu thô toàn cầu gia tăng.
-
Hàng hoá
Chặn đứng 40.000 gói rong biển trôi nổi chuẩn bị tuồn ra thị trường
15:47' - 15/05/2025
Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phát hiện 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra thị trường tiêu thụ. Vụ việc cho thấy tình trạng gian lận thương mại đang diễn biến phức tạp.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng về thỏa thuận Mỹ-Iran khiến dầu châu Á rớt giá
15:03' - 15/05/2025
Chiều 15/5, giá dầu tại thị trường châu Á giảm khoảng 2 USD giữa kỳ vọng về một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đảo chiều tăng trở lại từ 15h chiều nay 15/5
14:51' - 15/05/2025
Giá các loại nhiên liệu chủ yếu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả… đã đảo chiều tăng trở lại từ 15 giờ hôm nay 15/5 sau 2 kỳ điều hành liên tục giảm giá.
-
Hàng hoá
Xử lý gần 800 kg thịt lợn bẩn trước khi ra thị trường
14:42' - 15/05/2025
Lực lượng chức năng Vĩnh Phúc vừa kiểm tra đột xuất một nhà hàng tại TP Vĩnh Yên và phát hiện gần 800 kg thịt lợn bốc mùi, không có dấu kiểm soát giết mổ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.