Nhiều vi phạm trong công tác tuyển dụng công chức, bổ nhiệm cán bộ ở Hậu Giang
Nhiều trường hợp bổ nhiệm thiếu tiêu chuẩn
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ, trong giai đoạn thanh tra (1/1/2015 - 31/12/2017), việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được UBND tỉnh Hậu Giang và các cơ quan, đơn vị cơ bản thực hiện theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh, đa số các trình tự, thủ tục bổ nhiệm được triển khai trên thực tế.Tuy nhiên, tại thời điểm được bổ nhiệm còn 31 trường hợp thiếu hoặc chưa đáp ứng một hoặc một số tiêu chuẩn về thời gian công tác (theo quy định của UBND tỉnh Hậu Giang); chứng chỉ quản lý nhà nước; trình độ ngoại ngữ hoặc không nằm trong nguồn quy hoạch.
Ngoài ra, có một trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh được bổ nhiệm nhưng chưa được xét chuyển viên chức thành công chức và một trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được bổ nhiệm nhưng không có quyết định tuyển dụng công chức và không nằm trong nguồn quy hoạch…
Trong số 31 trường hợp trên, đến nay có 10 trường hợp đã đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm; 11 trường hợp khi được bổ nhiệm thiếu chứng chỉ quản lý nhà nước đã có quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Công tác tinh giản biên chế được tỉnh triển khai trên thực tế và trong giai đoạn thanh tra đã tinh giản được 10 biên chế công chức. Tuy nhiên, năm 2015, UBND tỉnh không ban hành quyết định giao chỉ tiêu biên chế công chức cho các cơ quan, đơn vị. Trong giai đoạn thanh tra, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua và quyết định phân bổ biên chế công chức cho các cơ quan, đơn vị vượt quá chỉ tiêu biên chế được Bộ Nội vụ giao.UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị giao 194 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho các cơ quan hành chính để làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Đến thời điểm thanh tra còn 22 cơ quan, đơn vị chưa hoàn thiện bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm gửi Sở Nội vụ thẩm định…
Trong ba năm 2015 – 2017, nhiều cơ quan, đơn vị còn sử dụng 195 lao động hợp đồng để làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị yêu cầu chấm dứt lao động hợp đồng đối với số này. Đến thời điểm thanh tra vẫn còn 4 cơ quan, đơn vị sử dụng 19 hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhà nước. Tỉnh tuyển dụng 35 trường hợp vào công chức không qua thi tuyển nhưng tại thời điểm tuyển dụng, các trường hợp này không đủ 5 năm làm việc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển.Các biên bản của Hội đồng kiểm tra, sát hạch không phản ánh việc sát hạch về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của người được xem xét tuyển dụng; UBND tỉnh chỉ ban hành quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng theo đợt, không ban hành quyết định cá biệt đối với từng công chức.
Đoàn thanh tra kiểm tra trực tiếp 4 cuộc tuyển dụng viên chức tại các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Giao thông Vận tải, Y tế và UBND thành phố Vị Thanh, phát hiện tại Sở Giao thông Vận tải và Y tế sử dụng chỉ tiêu biên chế sự nghiệp để tuyển dụng viên chức vào làm việc trong cơ quan hành chính.Trong đó, 7 thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Thanh tra Sở Giao thông vận tải và 11 thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Sở Y tế). Một số trình tự, thủ tục tổ chức xét tuyển, xây dựng đề thi phỏng vấn, thông báo kết quả tuyển dụng và hướng dẫn tập sự tại 4 cơ quan này cũng chưa phù hợp với quy định.
Chỉ đạo thực hiện đúng các quy định của pháp luật Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Chủ tịch tỉnh Hậu Giang chỉ đạo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức, viên chức; xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó và quản lý hồ sơ công chức; rà soát, cập nhập, sửa đổi và ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các văn bản liên quan.Tỉnh không thực hiện giao biên chế sự nghiệp cho cơ quan, tổ chức hành chính và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chấm dứt việc giao biên chế sự nghiệp để làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan hành chính nhà nước. Tỉnh chấm dứt việc sử dụng 19 hợp đồng làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan, đơn vị hành chính; không thực hiện việc ký và sử dụng lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước.
Thanh tra Bộ Nội vụ đề nghị Hậu Giang điều chuyển 7 trường hợp viên chức trúng tuyển vào Thanh tra Giao thông Vận tải và một trường hợp vào Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình sang các đơn vị sự nghiệp công lập có vị trí việc làm đang còn thiếu, phù hợp với chuyên môn, trình độ đào tạo. Cùng với đó, tỉnh thực hiện quy trình xét tuyển viên chức thành công chức theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV đối với một trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh.Tỉnh rà soát điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục đối với các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo từ tháng 6/2012 đến nay; lập kế hoạch cử 9 công chức chưa đáp ứng đầy đủ về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm và các công chức sau khi cơ quan, đơn vị rà soát chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm đi đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức hiện giữ trong thời hạn 6 tháng.
Quá thời hạn trên, nếu không đáp ứng đầy đủ thì thu hồi quyết định bổ nhiệm; không bổ nhiệm lại đối với các trường hợp không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức hiện giữ. Đồng thời, rà soát điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với công chức trong nguồn quy hoạch để có kế hoạch cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định./.
>>>Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Bắc Ninh làm rõ trách nhiệm trong quản lý, sử dụng biên chếTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2019, biên chế công chức giảm còn 259.598 biên chế
07:39' - 21/08/2018
Năm 2019, tổng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, công chức dự phòng và các hội có tính chất đặc thù còn 259.598 biên chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
18:34' - 15/08/2018
Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2019 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài , biên chế công chức dự phòng ... là 259.598 biên chế.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố, bắt tạm giam một công chức xã tham ô tiền hỗ trợ hộ nghèo
08:33' - 19/07/2018
Công an huyện Bắc Quang, Hà Giang vừa thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Lâm (sinh năm 1976), trú tại thôn Tân Thanh 1, xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang về tội tham ô tài sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.