Nhiều ý kiến khác nhau về số lượng phó ban chuyên trách HĐND cấp tỉnh
Số lượng phó ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II là một trong những nội dung nổi bật của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận sáng 10/6.
*Cần xem việc tăng phó chủ tịch UBND có tương xứng với việc giảm một phó chủ tịch HĐND Trong tờ trình, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh do quá trình xây dựng dự án Luật còn có ý kiến khác nhau.Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh từ 2 người xuống còn 1 người.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên số lượng 2 Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, không quá 2 Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh như quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành. Chính phủ thống nhất với phương án 1.
Tuy nhiên, thảo luận tại hội trường cho thấy còn có ý kiến băn khoăn về lựa chọn này.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, việc tăng hay không tăng biên chế, quan trọng nhất là phải tính đến hiệu lực, hiệu quả khi sửa luật. Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới ban hành có hiệu lực được hơn 3 năm, công tác tổ chức bộ máy cần mang tính ổn định, bền vững.Do vậy, việc tăng hay giảm số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện hoặc trưởng, phó ban HĐND cần cân nhắc.
Nêu quan điểm cá nhân, đại biểu đồng tình giữ nguyên số lượng như hiện nay với lý do “luật mới đi vào thực hiện hơn 3 năm mà giờ lại xáo trộn biên chế, tổ chức bộ máy, tính hiệu lực, hiệu quả của hai luật này đã được trả lời bằng hiệu quả của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2018”.
Đại biểu cho rằng, cần xem việc tăng phó chủ tịch UBND có tương xứng với việc giảm một phó chủ tịch HĐND không.
Còn theo đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang), cần xem xét số lượng cấp phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh và cấp huyện trong tổng thể các chức danh và tổ chức bộ máy HĐND cùng cấp và trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương thời gian qua.Luật cần quy định rõ về tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách trong tổng số đại biểu, đây chỉ là tỷ lệ để đảm bảo số cơ quan HĐND cần có để tổ chức bộ máy hoạt động mang tính chuyên nghiệp.
“Tại sao Quốc hội yêu cầu tới đây phải nâng tỷ lệ chuyên trách, còn địa phương lại đặt nặng vấn đề giảm biên chế để quy định theo chiều hướng giảm đi”, đại biểu đặt câu hỏi. Theo đại biểu, nhiệm kỳ này, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND cấp tỉnh đã nâng lên rõ rệt, một trong những nguyên nhân tạo nên tiến bộ chính là tăng số lượng đại biểu chuyên trách làm việc ở các ban. Khi xác định rõ số đại biểu HĐND chuyên trách mới có căn cứ xác định số lượng phó chủ tịch, phó ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. “Nếu bộ máy bố trí cấp trưởng là chuyên trách, cũng chỉ nên bố trí một cấp phó là chuyên trách để hỗ trợ. Việc giảm một phó chủ tịch HĐND huyện, tỉnh không nên cứng nhắc, chỉ cứng quy định về biên chế chuyên trách HĐND, tùy điều kiện tình hình, về quy mô, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn mà bố trí từ 1 đến 2 phó chủ tịch cho phù hợp. Số lượng cấp phó ở đây sẽ nằm trong tổng khung số lượng cấp phó đã quy định ở từng cấp”, đại biểu nói.Đại biểu cũng cho biết đồng ý với việc tăng thêm số lượng một phó chủ tịch UBND cấp xã loại II, để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề cho trúng để tới đây có cách ứng xử tiếp theo.
Thống nhất với việc có 2 phó chủ tịch HĐND, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) dẫn Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định, Thường trực HĐND gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Qua quá trình thực hiện, HĐND đã phát huy tốt nhiệm vụ góp phần phát huy hiệu quả của HĐND. Do đó, việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND cần phải được cân nhắc thận trọng.Đại biểu cho rằng, theo phương án của Chính phủ, giảm cào bằng tất cả các địa phương gồm cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là không hợp lý, không có tính thuyết phục cao.
Lý giải của Chính phủ là giảm đồng bộ như vậy để có sự đồng bộ về tổ chức bộ máy nhà nước là chưa thực sự hợp lý, vì chúng ta phải bảo đảm được 2 mục tiêu song song là bộ máy giảm, không tăng biên chế nhưng cũng phải bảo đảm hiệu quả hoạt động, nếu không xét điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chỉ giảm cơ học, sẽ không hiệu quả, dẫn đến việc phải sửa luật thường xuyên.
“Hiện nay, chúng ta đang thực hiện nhất thể hóa các chức danh người đứng đầu địa phương theo Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII, có thể nhất thể hóa chức danh Bí thư và Chủ tịch HĐND.Với những địa phương nhất thể hóa chức danh, trường hợp chủ tịch HĐND không chuyên trách, nếu áp dụng phương án 1 như dự thảo Luật (giảm còn 1 phó chủ tịch HĐND), việc điều hành công việc rất khó khăn, không thể đảm đương các công việc do luật định. Với những tỉnh loại 1, thành phố lớn, quy định lại càng khó khăn hơn trong thực hiện nhiệm vụ”, đại biểu bày tỏ.
Cũng theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, theo quy định, phó chủ tịch HĐND giúp việc cho chủ tịch HĐND trong điều hành phiên họp, nếu chỉ có một phó chủ tịch HĐND, trong trường hợp đột xuất, bất khả kháng xảy ra không thể tham gia phiên họp của HĐND sẽ không có nhân sự thay thế để thực hiện các công việc.Trong thực tiễn, các cơ quan dân cử cần tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời yêu cầu của cử tri và nhân dân đối với cơ quan dân cử ngày càng cao. Do đó, cần giữ số lượng đại biểu chuyên trách như hiện hành là 2 phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh để thực hiện tốt công tác giám sát, chuẩn bị tốt các nội dung cho kỳ họp.
* Tránh “trăm hoa đua nở” cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, dự thảo luật không cụ thể hóa được chủ trương của Nghị quyết 18, 19 về sắp xếp, đổi mới bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho việc thực hiện chủ trương của Đảng.Thậm chí, có nội dung đã được Quốc hội quy định, thì lần này lại bãi bỏ, giao Chính phủ quy định như quy định số lượng cấp phó cấp vụ không quá 3 người, tổng cục không quá 4 người không được dự luật nhắc đến.
“Như vậy số lượng cấp phó này đã không bị khống chế cho đến khi có nghị định của Chính phủ và cũng không rõ số lượng này tăng lên hay giảm đi”, đại biểu băn khoăn.Theo ông, đây là một nội dung đã được Quốc hội khóa 13 thảo luận kỹ, nhằm khắc phục tình trạng có quá nhiều cấp ở cơ quan Trung ương. Việc bỏ quy định này cũng chưa được tổng kết đánh giá việc thực hiện trong thực tiễn.
“Tôi cho rằng việc xây dựng luật theo hướng luật khung là bước lùi của dự thảo. Có cử tri nói rằng có lẽ chẳng đâu như chúng ta, luật ban hành nhưng Chính phủ không ban hành nghị định thì luật chết ngay”, đại biểu thẳng thắn. Về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, theo đại biểu Trần Văn Lâm, có thể phân cấp cho Chính phủ quy định bộ máy cấp dưới, nhưng không phải chỉ quy định khung số lượng, còn các địa phương tùy ý xác định có cơ quan nào nằm trong bộ máy của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Làm như vậy sẽ mỗi nơi một khác, sẽ rất khó khăn, phức tạp.Chính phủ quy định nhưng phải rõ ràng, thống nhất về tổ chức bộ máy của UBND tỉnh, huyện giữa các địa phương. Sự khác nhau, có chăng chỉ là một chút trong điều kiện đặc thù vùng miền đô thị, nông thôn và sự khác nhau này cũng phải được Chính phủ quy định rõ ràng, tránh sự “trăm hoa đua nở”, mỗi nơi một cách như vừa qua thí điểm lập các cơ quan trong hệ thống hành chính chính trị ở các địa phương, sau đó Chính phủ phải đề nghị tạm dừng, chờ hướng dẫn.
Giải trình, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc giao cho Chính phủ quy định khung của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện để khắc phục tình trạng giao cứng cơ quan chuyên môn. Cũng theo Bộ trưởng, quy định biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa là nhằm khắc phục tình trạng “đẻ” quá nhiều cơ cấu tổ chức bên trong.Vì vậy, muốn thành lập cơ cấu tổ chức bên trong, phải có biên chế tối thiểu, tổ chức này phải thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện đa nhiệm vụ, đa chức năng, giống như quy định bộ, ngành hiện nay quản lý nhà nước đa nhiệm vụ, đa chức năng.
“Nếu có số lượng biên chế ít hơn, phải nhập các phòng khác để thực hiện chức năng quản lý đa ngành, chuyên ngành, cũng để hạn chế tình trạng số lượng lãnh đạo của các cơ quan bên trong nhiều hơn công chức”, Bộ trưởng cho hay. Theo ông, nguyên tắc đặt ra là phải đảm bảo giảm đầu mối, giảm biên chế trên cơ sở giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; không đặt vấn đề giảm biên chế, giảm tổ chức hoặc nhằm mục đích tăng tiền lương mà là thực hiện đồng bộ trong việc tinh gọn lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu tổ chức và hoạt động bộ máy hiệu lực./. Xem thêm:>>Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội sẽ thông qua hai nghị quyết và thảo luận hai dự án Luật
07:29' - 10/06/2019
Theo Chương trình Kỳ họp 7, sáng 10/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần tới Quốc hội sẽ họp bàn về những nội dung gì?
08:05' - 09/06/2019
Bước vào tuần làm việc thứ 4- tuần làm việc cuối của Kỳ họp thứ 7 (10-14/6), các đại biểu Quốc hội sẽ thông qua 7 Luật, một số nghị quyết quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nội dung làm việc ngày thứ 15, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
21:34' - 07/06/2019
Ngày 7/6/2019, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 15 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội họp bàn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước
20:28' - 07/06/2019
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước.
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Nợ công nằm trong giới hạn của Quốc hội
18:34' - 07/06/2019
Chiều 7/6, tại họp báo chuyên đề về tình hình nợ công 2018, Bộ Tài chính khẳng định các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2018 đều được kiểm soát chặt và nằm trong giới hạn theo các Nghị quyết của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận Công ước 98 của ILO
08:08' - 07/06/2019
Sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.